Tip hay

Bị táo bón không nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?

Bị táo bón không nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?

Táo bón là căn bệnh tiêu hóa thường gặp vì nhiều nguyên nhân, trong đó có chế độ ăn. Cùng Tip Hay tìm hiểu những món ăn nên tránh để gây bệnh nặng hơn nhé.

Khi bị táo bón, bạn cần phải cân bằng cả chế độ ăn lành mạnh và sử dụng thuốc nếu muốn giảm táo bón. Nếu bị táo bón lâu ngày có thể gây nên triệu chứng khó lường về sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Cùng Tip Hay tìm hiểu những nguyên nhân khiến táo bón cứ “đeo bám” và các loại thực phẩm không nên ăn khi bị táo bón qua bài viết dưới đây.

1 Nguyên nhân gây nên bệnh táo bón lâu ngày

Theo ThS-BS Nguyễn Văn Hậu - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM, tình trạng táo bón lâu ngày gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trẻ em thì quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, người lớn bị táo bón lâu ngày dễ phát triển bệnh trĩ, nứt, rò hậu môn…,

Táo bón là tình trạng phân trở nên khô cứng, đi đại tiện trở nên khó khăn và phải rặn mạnh, thời gian đi đại tiện kéo dài và tần suất đi ít hơn 3 lần/tuần. Vậy những nguyên nhân gây nên táo bón là gì?

Chế độ ăn uống không lành mạnh và khoa học

Chế độ ăn uống không lành mạnh và khoa họcChế độ ăn uống không lành mạnh và khoa học

Một chế độ ăn cân bằng và khoa học nên đáp ứng đủ chất xơ, tinh bột, chất đạm. Tuy nhiên, nếu bạn dung nạp quá nhiều thịt, trứng, sữa, đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều chất béo, đường và thiếu chất xơ có thể gây nên khó khăn trong hệ tiêu hóa. Chất xơ có sẵn trong các loại rau củ, ngũ cốctrái cây, có công dụng làm mềm phân và đi đại tiện dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, khi uống không đủ nước lọc trong ngày cũng có thể làm phân khô cứng, gây nên tình trạng táo bón; sử dụng các loại đồ uống kích thích như cà phê, trà, rượu bia có thể gây nên táo bón nặng hơn.

Thói quen sinh hoạt không điều độ

Thói quen sinh hoạt không điều độThói quen sinh hoạt không điều độ

Thói quen ít vận động, đặc biệt là do tính chất công việc phải ngồi nhiều như dân văn phòng trong lâu dài sẽ làm chậm sự co cơ của đại tràng, gây nên hiện tượng táo bón.

Ngoài ra, việc bỏ qua cảm giác muốn đi đại tiện do ngại sử dụng nhà vệ sinh công cộng hoặc nhịn cho đến khi cảm thấy thuận tiện mới đi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc mất cảm giác muốn đi tiêu và gây nên táo bón.

Luôn căng thẳng, lo lắng

Luôn căng thẳng, lo lắngLuôn căng thẳng, lo lắng

Khi bạn trở nên lo lắng, hay bị chứng rối loạn lo âu, cơ thể ngay lập tức kích hoạt các chức năng ưu tiên như nội tiết, tuần hoàn hay thần kinh để cân bằng lại. Do đó, bạn sẽ không để ý đến chức năng tiêu hóa - hay việc đi đại tiện, nếu kéo dài sẽ gây nên tình trạng táo bón ở cơ thể.

Bên cạnh đó, căng thẳng kéo dài có thể gây nên trầm cảm. Căn bệnh trầm cảm có thể gây nên táo bón vì nhiều lý do. Những bệnh nhân trầm cảm thường ít vận động, chế độ ăn uống chứa nhiều đường và chất béo, đây là những nguyên nhân chính gây nên táo bón.

Phụ nữ mang thai

Khi mang thai, trong cơ thể người mẹ gia tăng số lượng lớn hormone nội tiết progesterone khiến cơ ruột khó co lại, thai to đè vào trực tràng và hay các dây chằng dính sau sinh khiến đại tràng co hẹp. Bên cạnh đó, sự thay đổi về chế độ ăn uống chứa nhiều dinh dưỡng gây áp lực lên hệ tiêu hóa, gây nên tình trạng táo bón. Theo các nghiên cứu, trung bình 5 phụ nữ mang thai sẽ có 2 người bị táo bón lâu ngày.

Do ảnh hưởng của thuốc

Do ảnh hưởng của thuốcDo ảnh hưởng của thuốc

Một vài loại thuốc bạn đang sử dụng có thể ảnh hưởng đến tình trạng táo bón, điển hình như các loại thuốc giảm đau (morphin hoặc codeine), thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị bệnh động kinh, thuốc kháng acid dạ dày, thuốc chống tiêu chảy,...Hoặc khi bạn quá lạm dụng và phụ thuộc vào thuốc nhuận tràng, cũng có khả năng gây khó tiêu cho ruột.

Uống quá nhiều sắt và canxi

Uống quá nhiều sắt và canxiUống quá nhiều sắt và canxi

Khi sử dụng lượng canxisắt vượt quá mức cho phép trong một ngày sẽ làm giảm nhu động ruột, phân được trữ lại và nước trong phân tái hấp thu gây nên tình trạng phân khô và khó ra ngoài. Chỉ có một vài người nhận biết được triệu chứng này cho đến khi có những dấu hiệu của táo bón.

Do đó, bạn chỉ nên sử dụng 1000mg canxi mỗi ngày từ các loại thực phẩm như sữa chua, rau lá xanh, cá mòi hoặc ngũ cốc và 8mg sắt thông qua thức ăn như các loại đậu, cải bó xôi, thịt hoặc hải sản. Nếu có nhu cầu cần cung cấp lượng canxi và sắt cao hơn, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng nào nhé.

Mắc các bệnh lý đại tràng

Mắc những căn bệnh tại thực thể: Tắc nghẽn ống tiêu hóa, nứt hậu môn, sa trực tràng, to trực tràng vô căn,..

Mắc những căn bệnh toàn thân: Bệnh về tuyến giáp (suy giáp, cường giáp), rối loạn nội tiết (tiểu đường, chuyển hóa tăng canxi máu, hạ kali máu), bệnh thần kinh (Parkinson, chấn thương đầu, đột quỵ),...

Mắc những căn bệnh về mô liên kết: Lupus, xơ cứng bì,...

2 Các loại thực phẩm không nên ăn khi bị táo bón

Đồ ngọt

Đồ ngọtĐồ ngọt

Bánh kẹo hoặc đồ ngọt nói chung là những thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện nhưng không hề có chất xơ. Tiêu thụ bánh kẹo quá mức không những có khả năng gây nên táo bón mà có thể bị sâu răng, tiểu đường và béo phì. Hãy hạn chế ăn bánh kẹo bạn nhé!

Món ăn từ bột mì trắng

Món ăn từ bột mì trắngMón ăn từ bột mì trắng

Những món ăn có chứa bột mì trắng rất quen thuộc và luôn quyến rũ chúng ta hàng ngày như bánh mì, bánh sandwich, bánh hamburger hay bánh quy,...nhưng nó lại ẩn chứa rủi ro gây nên táo bón. Nguyên nhân là vì khi chế biến, phần chất xơ của bột mì nằm ở cám và mầm đã được loại bỏ hết và những thực phẩm này chứa lượng lớn tinh bột, dễ gây đầy bụng, khó tiêu.

Sản phẩm từ sữa

Sản phẩm từ sữaSản phẩm từ sữa

Sữa và các sản phẩm từ sữa như các loại kem, phô mai,...là những thực phẩm tiếp theo nằm trong “danh sách” không nên ăn khi bị táo bón. Thành phần chính của các sản phẩm từ sữa chứa nhiều lactose, nhiều chất béo và đường, có thể gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu.

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng sữa chua khi triệu chứng táo bón đã ổn định hơn, sữa chua mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa loãng xương hay giảm cholesterol trong máu.

Đồ chiên và thức ăn nhanh

Đồ chiên và thức ăn nhanhĐồ chiên và thức ăn nhanh

Những loại thức ăn nhanh như khoai tây chiên, snack,...được nhiều người ưa chuộng sử dụng vi tính tiện lợi và mùi vị hấp dẫn. Nhưng đằng sau những món ăn này chính là dầu mỡ, ít chất xơ, khi ăn nhiều gây khó khăn cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, hàm lượng natri cao có trong đồ chiên và thức ăn nhanh làm giảm nước trong phân, khiến phân bị khô và gây nên hiện tượng táo bón.

Thịt đỏ

Thịt đỏThịt đỏ

Những loại thịt đỏ mà bạn thường gặp trong các món ăn như thịt bò, thịt heo, thịt bê,...là nguồn cung cấp protein hiệu quả cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế ăn những loại thịt này và cung cấp thêm nhiều chất xơ nếu đang bị táo bón nhé. Nguyên nhân là vì thịt đỏ có chứa hàm lượng lớn các chất béo bão hòa, khi vào cơ thể sẽ giữ lại rất lâu và gây áp lực lên đường tiêu hóa, có thể gây nên hiện tượng táo bón.

Chuối xanh

Chuối vừa là thực phẩm có khả năng trị táo bón rất tốt nhưng cũng là nguyên nhân khiến cơn táo bón nặng hơn. Trong chuối chín có chứa nhiều chất xơ hòa tan, có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa nhưng ngược lại, nếu bạn tiêu thụ chuối xanh nhiều sẽ phản tác dụng đấy nhé.

Chuối xanh có chứa 70 - 80% carbohydrate phức tạp gây khó tiêu và các pectin có khả năng hút nước trong đường ruột gây khô phân, gia tăng mức độ nguy hiểm của những bệnh nhân táo bón.

Trên đây là những nguyên nhân gây táo bón và các loại thực phẩm không nên ăn mà Tip Hay gửi đến bạn. Chúc bạn có được những kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và gia đình nhé.

Nguồn: Công ty Dược phẩm Tâm Bình

Từ khóa: Bị táo bón không nên ăn gì để tránh bệnh nặng hơn?táo bónsức khỏe