Tip hay

Bị sưng chân răng nên làm gì? Cách điều trị tại nhà hiệu quả

Bị sưng chân răng nên làm gì? Cách điều trị tại nhà hiệu quả

Sưng chân răng (sưng nướu) là tình trạng các mô mềm quanh răng bị tổn thương gây đau nhức. Hãy cùng Tip Hay tổng hợp cách điều trị sưng chân răng tại nhà và tại nha khoa.

Có phải bạn đang lo lắng về vấn đề răng miệng của mình đang gặp phải, cụ thể là tình trạng sưng chân răng. Đừng lo lắng! Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ về bệnh sưng chân răng và cách điều trị.

1 Tìm hiểu bệnh lý sưng nướu chân răng

Sưng chân răng là gì?

Sưng chân răng là gì?Sưng chân răng là gì?

Sưng chân răng là một trong những vấn đề nha khoa thường hay gặp nhất. Biểu hiện của bệnh lý này là hiện tượng mô nướu (mô mềm bao quanh răng), nha chu và các dây thần kinh bị tình trạng viêm đỏ và sưng đau.

Hiện tượng này xảy ra lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến răng và khả năng nhai của bạn, đôi khi tệ hơn là làm răng rụng sớm.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Sưng nướu răng do viêm

Sưng nướu răng do viêm xảy ra là vì vi khuẩn và các mảng bám thức ăn còn tích tụ bám vào vị trí ở chân răng, lâu ngày gây viêm. Hiện tượng này xảy ra lâu dài sẽ bám cứng vào các mảng răng và rất khó để làm sạch và có thể gây mưng mủ chân răng.

Sưng chân răng do mang thai

Sưng chân răng do mang thai cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến. Trong thời gian này, các hormone trong cơ thể các mẹ bầu sẽ thay đổi rất nhiều và làm tăng lượng máu tới nướu dẫn đến việc dễ bị kích ứng gây viêm sưng. Ngoài ra, nó còn giảm khả năng chống lại các vi khuẩn gây ra nhiễm trùng nướu.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biếtNguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Thiếu dinh dưỡng làm sưng chân răng

Các nhóm chất dinh dưỡng như vitamin B, vitamin C có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho răng miệng. Nếu như cơ thể của bạn bị thiếu hụt quá nhiều chất dinh dưỡng sẽ dễ dẫn đến các bệnh lý như Scorbut khiến cho chân răng bị sưng tấy.

Sưng vùng nướu do nhiễm trùng

Bệnh lý nhiễm trùng răng hoặc nướu do nấm hoặc vi khuẩn cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng sưng chân răng. Hầu hết cả người lớn và trẻ nhỏ đều có thể mắc bệnh này.

Các giai đoạn của sưng nướu chân răng

Các giai đoạn của sưng nướu chân răngCác giai đoạn của sưng nướu chân răng

Giai đoạn 1 Xuất hiện các tình trạng như lợi bị sưng tấy nhẹ, đau nhức răng miệng nhưng không nhiều, hiện tượng này thường gây đau nhức nhẹ và có thể ăn uống một cách bình thường được.

Giai đoạn 2 Lúc này, bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị áp xe, mưng mủ, chảy máu ở các chân răng và gây ra tình trạng đau nhức ở vùng lợi quanh răng. Khi bạn tiếp xúc với đồ ăn, đặc biệt là các đồ cay nóng, đồ lạnh hay quá nóng sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng hơn.

3 Cách điều trị sưng chân răng tại nhà

Cách điều trị sưng chân răng tại nhàCách điều trị sưng chân răng tại nhà

Bạn có thể điều trị sưng chân răng tại nhà một cách an toàn theo các cách như sau:

  • Hãy chải răng đều đặn 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và tối với bàn chải lông mềm. Lưu ý, không nên chải quá mạnh.
  • Nên dùng thêm chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám còn tích tụ trên kẽ răng.
  • Súc miệng với nước muối loãng và uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt làm cho vi khuẩn suy yếu.
  • Hạn chế ăn các loại đồ ăn, thức uống quá cay, nóng. Điều này sẽ làm tổn thương nên răng nướu của bạn.
  • Chườm lạnh ở má ngoài vị trí bị sưng đau, rồi sau đó chườm nóng để giảm đau.
  • Uống nhiều nước để tăng tiết nước bọt, góp phần dọn bớt vi khuẩn và làm vi khuẩn suy yếu.

4 Cách điều trị sưng chân răng tại nha khoa

Cách điều trị sưng chân răng tại nha khoaCách điều trị sưng chân răng tại nha khoa

Trong trường hợp nếu như bạn có những biểu hiện của việc sưng chân răng, hãy đến ngay với bác sĩ để được tư vấn và đưa ra các phương án điều trị thích hợp. Từ đó, bác sĩ sẽ dựa trên tình hình thực tế của bệnh lý mà có cách xác định đúng giai đoạn điều trị. Tiếp đến là chụp X-quang răng hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra một cách chính xác hơn.

Khi bắt đầu điều trị sưng chân răng, bác sĩ sẽ lấy cao răng và các mảng bám để làm sạch sâu ở các vùng nướu bị viêm nhiễm. Sau đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn để giảm đau và kháng viêm hiệu quả. Với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng thì cần phải điều trị phẫu thuật vùng nướu và xương hàm.

5 Lưu ý khi điều trị sưng nướu chân răng

Lưu ý khi điều trị sưng nướu chân răngLưu ý khi điều trị sưng nướu chân răng

Bạn hãy lắng nghe những ý kiến của bác sĩ và thực hiện đúng theo chế độ ăn uống một cách đều đặn để bổ sung chất dinh dưỡng và lộ trình thuốc kê đơn. Nên nhớ, hãy hạn chế ăn các loại đồ ăn cay nóng làm tổn thương nặng đến nướu bạn trong quá trình điều trị.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có dị ứng và mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc hãy báo ngay đến bác sĩ để được điều trị và theo dõi một cách chính xác nhất.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về cách điều trị sưng chân răng tại nhà và tại nha khoa một cách hiệu quả nhất, mà Tip Hay muốn chia sẻ đến độc giả. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có được những thông tin cực kì bổ ích.

Nguồn: Nha khoa trẻ

Từ khóa: Bị sưng chân răng nên làm gì? Cách điều trị tại nhà hiệu quảbị sưng chân răng nên làm gì