Bị sâu róm đốt bôi gì? Cách sơ cứu khi bị sâu róm đốt gây ngứa ngáy
Các loại sâu róm hay sâu lông dễ gây ngứa ngáy khi tiếp xúc. Do đó mọi người nên biết cách sơ cứu khi bị sâu róm đốt để tránh ảnh hưởng đến làn da cũng như sức khỏe.
Sâu róm hay sâu lông rất dễ gặp trong môi trường tự nhiên, nhất là ở những nơi có nhiều cây cối phát triển. Các loại sâu này có chứa một số độc tố sẽ gây ngứa ngáy, đau nhức cho làn da khi tiếp xúc. Cùng Tip Hay tìm hiểu cách sơ cứu trị sâu lông ngứa tại nhà qua bài viết sau nhé!
Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.
1
Những ảnh hưởng khi bị sâu róm đốt
Sâu bướm, sâu róm, sâu lông,...dùng để chỉ những loại sâu có lông trên cơ thể và gây ngứa ngáy nếu tiếp xúc với lông của chúng. Sở dĩ, trong lông của những con sâu này có chứa một lượng độc tố nhất định, khi con người vô tình chạm vào hoặc lông chích sẽ gây nên tình trạng bị viêm da tiếp xúc.
Làn da người bị viêm da sẽ nổi mẩn ngứa, mề đay, phù nề khó chịu. Ngoài ra, nếu lông bay vào mắt có thể gây viêm kết mạc, hít phải lông sâu sẽ gây viêm phế quản, nặng hơn sẽ lên cơn hen suyễn. Cụ thể:
- Viêm da: Làn da nổi mẩn ngứa tức thì, kèm theo mụn nhọt đỏ ửng trong nhiều ngày. Nếu viêm da nặng có thể gây sốt, nhức đầu, hạ huyết áp.
- Các phản ứng khác như viêm kết mạc, ngứa và nổi mẩn đỏ ở môi, lưỡi, xung quanh miệng.
2
Cách sơ cứu khi bị sâu róm đốt
Điều đầu tiên, khi bị sâu róm đốt sẽ nổi mẩn ngứa khó chịu, do đó nhiều người thường có hành động dùng tay gãi mạnh để giảm ngứa. Tuy nhiên, việc này sẽ vô tình khiến cho lông đâm sâu vào trong da và gãi ngứa sẽ khiến da bị tổn thương, trầy xước, khiến cho độc tố thấm sâu thêm. Do đó, biết cách sơ cứu khi bị sâu róm đốt là cần thiết.
Trong trường hợp các triệu chứng vẫn kéo dài hay nặng hơn thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3
Bị sâu róm đốt bôi gì?
Giảm ngứa bằng lá bạc hà
Lá bạc hà có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn. Do đó bạn có thể dùng một nắm lá bạc hà tươi rửa sạch rồi đem đi giã nát, sau đó lọc lấy nước lá bạc hà và bôi lên vùng bị tổn thương.
Giảm ngứa bằng lá húng quế và mật ong
Lá húng quế kết hợp với mật ong sẽ giúp làm tăng khả năng sát trùng, giảm ngứa hiệu quả.
Chuẩn bị 1 nắm lá húng quế cùng với ít mật ong. Lá húng quế sau khi rửa sạch thì bạn giã nát và trộn với mật ong thành hỗn hợp sệt, dùng để bôi lên da.
Giảm ngứa bằng lá bỏng
Dùng lá bỏng trị ngứa do sâu róm đốt cũng được nhiều người áp dụng trong dân gian. Theo đó, bạn có thể dùng lá bỏng rửa sạch đem giã nhuyễn, bôi lên vùng da ngứa.
4
Cách phòng ngừa sâu róm đốt
- Mặc quần áo dài, đội nón rộng khi đi làm vườn, hoặc chơi ở nơi có nhiều cây cối.
- Không chạm vào sâu kể cả khi chúng chết.
- Đóng kín các cửa trong nhà, vệ sinh máy điều hòa để tránh lông sâu phát tán.
- Không treo quần áo ngoài vườn.
Trên đây là một số hướng dẫn cách sơ cứu khi bị sâu róm đốt gây ngứa ngáy làn da. Mong rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn!
Nguồn: Nhà thuốc Long Châu