Bị rắn lục đuôi đỏ cắn nên làm gì? Cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Bị rắn cắn có thể gây nhiều nguy hiểm cho tính mạng, đặc biệt là rắn lục đuôi đỏ. Hãy cùng tìm hiểu cách sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn nhé!
Rắn là loài bò sát thường sinh sống ở các nơi như rừng rậm, gần hồ ao nước. Tuy nhiên chúng cũng có thể xuất hiện ở những nơi con người hay sinh sống và trở thành hiểm hoạ đối với con người. Hôm nay hãy cùng Bách hoá XANH tìm hiểu về rắn lục đuôi đỏ và cách sơ cứu khi bị rắn cắn nhé!
1
Tìm hiểu về rắn lục đuôi đỏ
Rắn lục đuôi đỏ thuộc họ rắn lục Viperidae, họ rắn lục tuy có nhiều giống loài khác nhau nhưng điểm chung của chúng là có nọc độc rất độc, làm rối loạn đông máu và chảy máu. Rắn lục đuôi đỏ thường sống ở trên cây cao và không cố định vùng sống.
Hình dạng rắn đuôi đỏ rất dễ nhận biết, về ngoại hình chúng sẽ có màu xanh lá cây và đặc biệt có chiếc đuôi đỏ. Loài rắn này khá nhỏ, nhưng vì kích thước nhỏ nên chúng rất dễ lẩn trốn và tấn công con mồi.
2
Triệu chứng lâm sàng khi bị rắn cắn
Bộ Y tế đã có Quyết định số 5152/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn Chẩn đoán và điều trị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn như sau:
Thường thì nạn nhân của rắn lục đuôi đỏ đều bị cắn ở vùng tay, chân trong quá trình lao động
Tại chỗ rắn cắn
- Vết cắn sẽ xuất hiện hai dấu răng nanh cách nhau khoảng 1cm đến 2cm.
- Sau khi bị cắn, vết cắn sưng nề nhanh sau vài phút, kèm theo đó chỗ cắn bị chảy nhiều máu không tự cầm được.
- Sau 6 tiếng, vết cắn sưng phù nề có thể lan rộng ra tới gốc chi dẫn, khiến cho chân bị sưng to, đau nhức, xuất huyết dưới da và trong cơ.
- Có thể xuất hiện dấu hiệu nổi bọng nước, xuất huyết trong bọng nước.
Biểu hiệu toàn thân
- Nạn nhân sẽ có dấu hiệu chóng mặt, hồi hộp.
- Xuất hiện tình trạng sốc do mất máu, huyết áp thấp, da đầu và chân tay lạnh toát, ẩm. Nguy hiểm hơn là sốc phản vệ do nọc độc rắn.
- Sau khoảng thời gian lâu, vết cắn sẽ bị chảy máu, chảy máu chân răng, chảy máu trong cơ, chảy máu tiêu hoá, chảy máu âm đạo, phổi và não.
- Có thể gây suy thận cấp.
3
Cách điều trị khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Sơ cứu khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Tham khảo:
Nhận biết vết cắn của rắn độc và cách sơ cứu khi bị rắn cắn
Điều trị tại bệnh viện
- Cần phải sát trùng tại chỗ cắn, ngoài ra tiêm vacxin chống uốn ván (SAT), kháng sinh dự phòng.
- Tại bệnh viện, các bệnh nhân bị cắn sẽ được điều trị bằng huyết thanh kháng độc.
- Trong trường hợp bệnh nhân mất quá nhiều máu, cần truyền máu toàn phần cho bệnh nhân.
- Nếu có chỉ định, tiêm khối plasma đông lạnh, tiểu hồng cầu cho bệnh nhân.
- Truyền dịch để tránh suy thận cấp.
- Trong trường hợp bị suy thận cấp nghiêm trọng thì cần chạy thận.
- Quan sát để tránh các trường hợp bị sốc phản vệ do truyền máu hoặc huyết thanh.
4
Những lưu ý khi sơ cứu người bị rắn lục đuôi đỏ cắn
- Nếu chỗ bị cắn có vướng trang sức thì hãy cởi bỏ phần trang sức để tránh đè lên da gây phù nề.
- Tránh để bệnh nhân đi lại, nên để bộ phận bị cắn bất động.
- Dùng thuốc giảm đau paracetamol nếu người bị thương đau nhiều.
- Truyền dịch ngay lập tức khi bị tụt huyết áp, sốc do mất máu hoặc sốc phản vệ.
- Không chích rạch tại vết cắn.
5
Cách phòng ngừa bị rắn lục đuôi đỏ cắn
Để phòng tránh bị rắn lục đuôi đỏ cắn, người dân nên cắt cỏ, dọn cỏ thường xuyên, phát quang bụi rậm, dọn dẹp xung quanh nhà thường xuyên.
Đồng thời người dân cần chú tâm diệt chuột bởi chuột là loại thức ăn yêu thích của rắn. Kiểm tra thường xuyên các khe nứt trên tường, khe hở bởi rắn thường làm ổ ở những nơi nhỏ, ẩm ướt. Để xua đuổi rắn, ngày nay người ta thường trồng các cây sả, sắn dây,...
Khi gặp rắn, nghiêm cấm đe dọa, bắt, dồn ép rắn, khi rắn cảm thấy bị đe doạ, nó sẽ tấn công con người bằng cách cắn và bơm nọc độc vào máu.
Bài viết trên là thông tin về cách sơ cứu khi bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn. Hãy theo dõi Bách hoá XANH thường xuyên để cập nhật thêm thông tin hữu ích.
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống, Bộ Y tế