Bí quyết loại bỏ độc tố trong khoai
Khoai tây, khoai lang, khoai mì là các loại khoai quen thuộc. Tuy vậy, bạn đã biết cách loại bỏ độc tố bên trong để chế biến chúng một cách an toàn chưa? Hôm nay Bách Hóa XANH sẽ chia sẻ bí quyết loại bỏ độc tố trong khoai.
Khoai mọc mầm
- Đã có rất nhiều trường hợp đã bị ngộ độc vì ăn phải khoai tây, khoai lang mọc mầm. Triệu chứng thường thấy là đau bụng, tiêu chảy, táo bón, thậm chí tử vong.
- Không chế biến khoai đã mọc nhiều mầm hoặc vỏ chuyển màu xanh.
- Nếu khoai chỉ mọc mầm ít và nhỏ, bạn có thể dùng dao khoét thật sâu phần xung quanh mầm này và ngâm khoai đã gọt trong nước muối vài giờ trước khi nấu.
- Tuy nhiên, để an toàn thì vẫn nên hạn chế nấu khoai đã mọc mầm, khi mua khoai nên chọn khoai không có mầm và tránh để khoai quá lâu ở nơi tối, ẩm ướt.
Khoai sùng
- Các loại khoai môn, khoai lang dễ bị sùng. Khoai bị sùng thường có mùi hăng rất đặc trưng, có các lỗ nhỏ li ti trên vỏ mà khi sờ vào sẽ thấy chai cứng.
- Tốt nhất là bạn nên bỏ chúng, nếu không muốn lãng phí và phần bị sùng cũng không nhiều thì bạn có thể dùng dao bỏ phần sùng đi.
Khoai mì
- Chất độc trong khoai mì chủ yếu tập trung ở hai đầu vỏ dày. Bạn nên ngâm khoai vào nước muối nhiều giờ và loại bỏ hai đầu trước khi nấu.
- Khi luộc, nên thay nước 2, 3 lần. Nếu ăn mà thấy vị đắng thì đừng nuốt, nên bỏ đi ngay. Vì nơi có vị đắng thường tập trung nhiều độc tố.
- Bà bầu và trẻ nhỏ không được ăn khoai mì.
Xem thêm: Cách chọn mua và bảo quản khoai tây
Mong rằng thông qua bài viết trên, bạn đã biết thêm các Bí quyết loại bỏ độc tố trong khoai để chế biến khoai một cách an toàn nhất. Hãy tiếp tục đón đọc các bài viết khác trên Bách Hóa XANH nhé.