Bí quyết giảm căng sữa khi cai sữa dành cho các mẹ bỉm
Cai sữa cho trẻ có thể dẫn đến lượng sữa mẹ không còn được tiêu thụ và gây nên hiện tượng căng tức ngực. Cùng tìm hiểu bí quyết giảm căng sữa khi cai sữa dành cho các mẹ bỉm.
Khi cai sữa cho trẻ, mẹ bỉm sẽ gặp tình trạng đau, sờ vào ngực thấy nổi cục, căng tức ngực kéo dài trong khoảng vài ngày đến vài tuần. Nếu mẹ bỉm cảm thấy khó chịu và đang tìm kiếm bí quyết giảm căng sữa trong quá trình cai sữa cho trẻ thì tham khảo ngay những bí quyết làm hết căng sữa ngay trong bài viết này.
1
Nguyên nhân bị căng sữa khi cai sữa
Sau sinh, cơ thể mẹ sẽ sản xuất sữa liên tục để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mỗi ngày. Về cơ bản, việc cai sữa chính là sẽ ngừng cho con bú dần dần. Trong vài trường hợp đặc biệt, mẹ bỉm buộc phải ngừng cho con bú một cách đột ngột như vấn đề sức khỏe, bệnh tật.
Bầu ngực của mẹ bỉm vẫn sẽ tiết sữa cho dù cai sữa cho bé dần dần hay đột ngột. Trong giai đoạn này, bầu ngực của mẹ bỉm có thể sẽ gặp các hiện tượng như sưng đau, ngứa, đau tức ngực, căng ngực gây khó chịu, tắc ống dẫn sữa hay nghiêm trọng hơn là viêm vú áp xe vú,... Do đó, mẹ bỉm cần biết cách chăm sóc bầu vú để giải quyết được những hiện tượng trên một cách hiệu quả.
2
Cách giảm căng sữa khi cai sữa đột ngột
Hầu hết mẹ bỉm đều cho con ngừng bú dần dần thay vì cai sữa một cách đột ngột để giúp trẻ thích nghi sự đổi mới trong thói quen ăn uống và để mẹ bỉm có thời gian ngưng tiết sữa một cách chậm dần. Tuy nhiên, mẹ bỉm buộc phải ngừng cho con bú sữa trong một vài trường hợp đặc biệt liên quan đến sức khỏe hay bệnh tật. Khi ngưng một cách đột ngột, khả năng căng sữa ở bầu ngực là điều không tránh khỏi.
Để giảm căng sữa, bạn chỉ cần vắt một ít sữa ra bằng máy hút sữa hoặc bằng tay bất cứ khi nào cảm thấy căng tức ngực. Bạn nên vắt một lượng sữa vừa đủ để bản thân cảm thấy thoải mái, nếu vắt quá nhiều sẽ kích thích cơ thể liên tục sản xuất thêm sữa gây mất thời gian trong quá trình tạo ra nguồn sữa. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng những bí quyết sau đây để giảm căng tức ngực khi cai sữa đột ngột như:
- Mặc áo ngực phù hợp để bầu ngực luôn được nâng đỡ và bạn cũng cảm thấy dễ chịu hơn.
- Sử dụng khăn bọc đá, túi nước đá để chườm lên bầu ngực trong khoảng 15 - 20 phút nếu thấy ngực sưng nhiều hay căng tức.
- Để giúp bạn thư giãn và kích thích sữa xuống để vắt dễ hơn thì hãy chườm ấm vài phút, tắm nước nóng
- Sử dụng miếng lót để tránh rò rỉ sữa ra áo và nên thay mới khi chúng bị ướt
- Nếu bầu ngực đang căng tức, hãy nằm ngửa hoặc nghiêng và dùng thêm gối để nâng đỡ bầu ngực. Nếu mẹ bỉm có thói quen nằm sấp khi ngủ, hãy giảm áp lực lên bầu ngực bằng cách kê thêm gối dưới bụng và hông.
- Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi bạn cần dùng thuốc để giảm đau, viêm vú.
- Hãy uống nước khi thấy khát bởi việc uống nhiều nước sẽ không kích thích sản xuất thêm nhiều sữa.
3
Cách giảm căng sữa khi cai sữa dần dần
Có thể thấy, cách giảm căng sữa và chăm sóc vòng một khi mẹ bỉm cai sữa dần dần cũng giống như những cách đã hướng dẫn phía trên, nhưng chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian hơn. Bởi mẹ bỉm nuôi con bằng sữa mẹ trong một thời gian dài, nguồn sữa ổn định và sản xuất mỗi ngày.
Vì thế, khi cai sữa cho trẻ, bầu ngực vẫn trong trạng thái nhiều sữa, dễ căng sữa nhưng không thể cho con bú với tần suất cao như trước nữa. Mẹ bỉm có thể áp dụng những phương pháp sau đây để bầu ngực hết căng tức khi cai sữa:
- Vắt sữa cho đến khi mẹ bỉm thấy dễ chịu hơn hoặc vắt một lượng sữa ít hơn khi cho trẻ bú để giúp cơ thể hiểu được rằng nên tạo ra ít sữa hơn trước đó.
- Giảm lượng sữa, số lần vắt sữa mỗi ngày một ít để cơ thể làm quen với sự thay đổi và sản xuất ít sữa hơn. Bạn không nên nóng vội mà giảm quá nhiều bởi sẽ gây ra hiện tượng căng tức vòng một.
- Ngoài vắt sữa, mẹ bỉm có thể sử dụng các phương pháp như chườm đá, uống nhiều nước, massage,... để thoải mái hơn trong quá trình cai sữa.
4
Bao lâu cơ thể mẹ sẽ ngừng sản xuất sữa hoàn toàn?
Thực chất, việc cơ thể mẹ ngừng sản xuất sữa hoàn toàn trong bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau và sẽ không có câu trả lời cụ thể. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này được kể đến như:
- Lượng sữa mà cơ thể mẹ bỉm tiết ra mỗi ngày
- Độ tuổi của trẻ khi mẹ bỉm cai sữa
- Lượng sữa thu được do rò rỉ và thông qua việc vắt sữa
- Mức độ chạm vào núm vú, ví dụ như hoạt động quan hệ tình dục
- Bạn có mang thay lần nữa hay không?
Nếu mẹ bỉm lo lắng cơ thể bị mất căng bằng nội tiết tố khi ngực vẫn tiết ra một chút sữa sau khi đã cai sữa hoàn toàn, không còn đau tức ngực thì nên đến các cơ quan y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra vòng một thường xuyên bởi nguy cơ viêm vú khi cai sữa sau sinh vẫn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.
Vừa rồi là thông tin về nguyên nhân dẫn đến việc mẹ bỉm bị căng sữa khi cai sữa và những bí quyết giúp mẹ bỉm giảm căng tức ngực hiệu quả. Tip Hay hy vọng bài viết này sẽ đem đến những bí quyết hữu ích dành cho bạn.
Nguồn: Chuyên trang sức khỏe Hellobacsi.com