Tip hay

Bí quyết dạy trẻ phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu chi tiêu tiền bạc

Bí quyết dạy trẻ phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu chi tiêu tiền bạc

Hãy cùng tìm hiểu những bí quyết dạy trẻ phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu chi tiêu tiền bạc để giúp con đưa ra các quyết định đúng đắn khi dùng tiền bạc trong tương lai nhé!

Nuôi con khôn lớn luôn là vấn đề đau đầu của phụ huynh, khi không biết phải làm sao để nuôi dạy con thật đúng đắn. Trong đó, có vấn đề tiền bạc khiến nhiều người không biết phải làm sao để giúp trẻ đưa ra những quyết định đúng đắn khi chi tiêu tiền bạc. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn tìm ra những bí quyết dạy trẻ phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu chi tiêu tiền bạc ngay nhé!

1 Dạy cho trẻ biết sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”

Giữa “mong muốn” và “nhu cầu” luôn có sự khác biệt khiến trẻ con và thậm chí là người lớn khó phân biệt được. Tuy nhiên, bạn cần cho trẻ em biết rằng, cha mẹ sẽ sẵn sàng cung cấp mọi thứ chúng cần, nhưng chỉ nằm trong khả năng và khi thực sự “cần”. Khi đó, trẻ sẽ nhận thức được đâu là ưu tiên tài chính trước và sắp xếp chúng một cách hợp lý.

Tùy thuộc vào cuộc sống mỗi người mà vật dụng đó sẽ trở thành “nhu cầu” của họ hoặc không. Ví dụ như một người điều hành một doanh nghiệp thì họ cần phải có điện thoại thông minh để kiếm tiền, nhưng đối với một người nông dân thì họ không cần điện thoại và vẫn sẽ sống tốt.

Vì vậy, trước khi bắt đầu cho con biết về nhu cầu và mong muốn của con thì cha mẹ cũng phải chắc chắn rằng mình đã hiểu rõ vấn đề đó nhé!

Dạy cho trẻ biết sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”Dạy cho trẻ biết sự khác biệt giữa “muốn” và “cần”

Phụ huynh có thể đặt tất cả những gì trẻ thực sự cần vào các mục như chỗ ở, quần áo, ăn uống. Tuy nhiên, ngay cả trong những mục đó vẫn có sự mâu thuẫn. Bởi nếu là một chiếc áo ấm là cần thiết, nhưng với một chiếc áo ấm có giá hàng triệu đô thì lại không.

Điều này sẽ trở nên rất khó hiểu đối với trẻ em và cả thanh thiếu niên. Cha mẹ phải là người có những lời giải thích phù hợp, định hướng giúp con hiểu rõ ra những gì là phù hợp với lứa tuổi của con và tài chính của gia đình. Cha mẹ có thể tham khảo từ sách để giúp trẻ học cách phân biệt những điều phức tạp này nhé!

2 Thảo luận về giỏ hàng tạp hóa

Khi thường xuyên cho trẻ đi siêu thị cũng là một cách thực hành hiệu quả sự phân biệt giữa “nhu cầu” và “mong muốn”. Nhất là khi con đã biết đọc, phụ huynh có thể lên sẵn một danh sách các loại thực phẩm cần thiết mỗi khi đi mua sắm.

Bạn sẽ có thể hỏi con mình phân biệt xem đâu là mặt hàng “nhu cầu” và đâu là mặt hàng “mong muốn” mỗi khi đi ngang khu vực bày bán các sản phẩm. Khi đó là sản phẩm có trong danh sách thì nó thuộc “nhu cầu”, còn không thì sẽ được xác định là “mong muốn”.

Ví dụ như nước rửa chén có trong danh sách, nên đó sẽ là một nhu cầu và cần được ưu tiên mua. Ngược lại, món bánh gạo không có trong danh sách nên nó là một sản phẩm không cần thiết phải mua.

Thảo luận về giỏ hàng tạp hóaThảo luận về giỏ hàng tạp hóa

Tuy nhiên, trẻ sẽ khó xử trong một số trường hợp như gặp phải mặt hàng giảm giá nhưng lại không có trong danh sách “nhu cầu”. Ví dụ như khi đứng giữa lựa chọn món kem socola đang được giảm giá và kem vị trái cây lại trông hấp dẫn nhất. Lúc này, trẻ sẽ phải cân nhắc, xem xét kỹ lưỡng để lựa chọn. Qua đó, trẻ sẽ biết suy nghĩ, hy sinh hoặc tiết kiệm để phục vụ mong muốn của mình một cách hợp lý hơn.

3 Sử dụng biểu đồ

Phụ huynh có thể yêu cầu con mình liệt kê các sản phẩm vào giấy và phân cột ra đâu là “muốn”, đâu là “cần”. Để dễ dàng, sinh động và thú vị hơn, cha mẹ có thể sử dụng tạp chí, tờ rơi quảng cáo để trẻ có thể cắt các hình ảnh sản phẩm ra và dán lên một tờ giấy đã được chuẩn bị sẵn.

Sử dụng biểu đồSử dụng biểu đồ

Sau đó, hãy để bọn trẻ nói về lý do vì sao lại xếp các sản phẩm đó vào cột “muốn” và “cần. Đồng thời, cha mẹ cũng nên tự mình làm gương cho trẻ bằng cách làm một biểu đồ giống như thế và nói cho con biết người lớn cũng có những nhu cầu nhưng không phải nhu cầu nào cũng có thể mua được. Nhờ vậy mà trẻ sẽ hiểu ra và có sự điều chỉnh trong nhu cầu và mong muốn của mình hơn.

4 Thiết lập ngân sách

Phụ huynh có thể nhờ con mình lập một ngân sách giả cho hộ gia đình khi con đã biết các phép toán cơ bản như cộng, trừ. Hãy thử cho trẻ một danh sách các khoản phí mà gia đình phải chi trả trong một tháng, bao gồm cả như cầu và mong muốn cùng một lượng tiền nhất định.

Thông qua danh sách đó, bạn sẽ cho trẻ biết gia đình cần phải ưu tiên chi trả những gì và đâu là khoản dư để đáp ứng cho những mong muốn. Đó có thể là tiền điện nước, đi lại, mua thực phẩm,... Thông qua đó, trẻ sẽ hiểu ra không phải nhu cầu nào cũng sẽ được đáp ứng bằng tiền ngay cả khi ngân sách vẫn còn.

5 Trả tiền cho mong muốn của bản thân

Phụ huynh cũng nên để trẻ tự tìm hiểu những nhu cầu và mong muốn trong thực tế, qua việc cho trẻ tự trả tiền những gì bản thân muốn khi trẻ đã lớn hơn ở độ tuổi thanh thiếu niên. Hãy để con mình mua những thứ nằm ngoài danh sách nhu cầu như một món ăn ngon, một bộ quần áo mới hoặc vé xem phim,... Tất cả đều sẽ được chi trả từ chính ngân sách của trẻ để trẻ tự trải nghiệm và rút ra bài học.

Trước khi bắt đầu điều này, cha mẹ nên dạy con biết đâu là những thứ mà con sẽ dùng trong suốt cả năm và đó là thứ hợp lý, còn đâu là chỉ là mong muốn nhất thời, làm phung phí ngân sách,... Hãy hướng dẫn cho trẻ biết tiết kiệm tiền như thế nào vào mỗi ngày, mỗi tuần, mỗi tháng để có thể chi tiêu vào những thứ mà bản thân mong muốn.

Trả tiền cho mong muốn của bản thânTrả tiền cho mong muốn của bản thân

Cha mẹ hãy để con mình tự quyết định nên chi tiêu như thế nào vào những mong muốn của bản thân. Kể cả khi trẻ mắc phải sai lầm, ngân sách bị hao hụt thì cha mẹ cũng không nên hỗ trợ thêm. Đó chắc chắn sẽ là một bài học quý giá cho việc chi tiêu hợp lý mà trẻ sẽ nhớ mãi.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích cho con hiểu nguyên nhân là do đâu, nhất là giải thích cho trẻ biết nếu thiếu đi những mong muốn đó, cuộc sống sẽ vẫn ổn, thậm chí tốt hơn. Có như thế, trẻ mới học được cách trân trọng đồng tiền và biết phấn đấu kiếm tiền để có thể tự phục vụ tốt cho nhu cầu và cả mong muốn của bản thân.

6 Sẵn sàng nói “không”

Cha mẹ không nên nhượng bộ, cưng chiều con cái quá mức khi tiêu tiền cho những mong muốn không đáng có của con. Mặc dù rất khó từ chối nhưng nếu đáp ứng quá nhiều mong muốn đó, bạn sẽ khiến con mình sống theo chủ nghĩa duy vật nhiều hơn.

Đó chính là lý do vì sao nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em thường không hài lòng với cuộc sống và có tỷ lệ trầm cảm ngày càng cao.

Hãy mạnh dạn nói “không” với những mong muốn của trẻ, từ đó giúp trẻ hiểu ra sự khác biệt rõ rệt giữa nhu cầu và mong muốn của bản thân. Điều đó sẽ giúp trẻ cảm thấy hài lòng với cuộc sống hơn và có trách nhiệm với tài chính của bản thân hơn trong tương lai.

Tiền bạc là chuyện khá khó khăn nhưng lại rất quan trọng khi nuôi dạy con cái. Hãy chú trọng phát triển những kỹ năng sống quan trọng và kiên trì để định hướng cuộc sống con cái tốt hơn bạn nhé!

Nguồn: Báo Giáo dục và Thời đại

Từ khóa: Bí quyết dạy trẻ phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu chi tiêu tiền bạcKinh nghiệm hay tại BachHoaXanhKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh