Tip hay

Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi?

Nhiệt miệng thực sự khiến chúng ta gặp rất nhiều phiền toái và mất cảm giác vui vẻ khi ăn uống. Vì vậy, để chấm dứt cơn khó chịu này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết bị nhiệt miệng nên ăn gì, kiêng gì cho nhanh khỏi nhé.

Nhiệt miệng hay còn gọi là vết loét miệng, là tình trạng xuất hiện các vết loét tại các mô mềm như bên trong má, môi, nướu, dưới lưỡi, sau khi bạn bị viêm miệng.

Theo các bác sĩ, khi vi khuẩn hoặc chất độc tích tụ nhiều phía bên trong khoang miệng của bạn, lâu ngày sẽ hình thành các vết viêm. Vết viêm đó chứa các bạch cầu đã chết, xác vi khuẩn và mủ. Chúng sẽ ngày càng sưng to lên, đến khi làm rách lớp da ở khoang miệng thì chúng vỡ ra, lan sang các vùng lân cận và tạo thành vết loét ở miệng.

Nhiệt miệng thường sẽ kéo dài từ 7- 15 ngày, tùy theo tình trạng viêm sưng và nhiễm khuẩn mà vết loét lành nhanh hay chậm. Nhưng bạn có thể hoàn toàn yên tâm là vết loét sau khi lành sẽ không để lại sẹo.

1 Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Nguyên nhân bên ngoài: Ăn đồ cay nóng, uống nhiều đồ uống có ga, cồn, đây là những đồ ăn chứa nhiều axit làm tổn thương phần mô mềm, dẫn đến viêm sưng và tạo ra vết loét. Hoặc cũng có thể do bạn nhai quá nhanh, vừa nhai vừa nói chuyện dẫn đến cắn trúng vào má, môi dưới tạo ra vết loét.

Nguyên nhân bên trong: Do thiếu axit folic, vitamin B12, các khoáng chất kẽm, sắt,.. Đây là những chất cần thiết để duy trì hoạt động thải độc của gan, thiếu chất này các chất độc sẽ tích tụ tạo thành bóng viêm, sau đó chúng vỡ ra gây viêm loét miệng.

Nhiệt miệng thực sự không phải là bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng, nhưng nó lại gây khó chịu cho chúng ta, vì các vết loét thường sẽ rất nhức và gây cảm giác xót miệng mỗi khi ăn. Vì vậy, để nhanh chóng chấm dứt cơn đau này, bạn nên bổ sung một vài thực phẩm bổ dưỡng dưới đây.

Tham khảo thêm: 8  cách chữa nhiệt miệng nhanh nhất mà không cần dùng thuốc

2 Những thực phẩm nên ăn khi bị nhiệt miệng

Rau má

Sinh tố rau má

Thành phần chính trong rau má là nước nên nó rất tốt cho việc giải nhiệt cho cơ thể, giúp làm mát từ bên trong để giảm tình trạng loét miệng. Ngoài ra, theo Y học cổ truyền, rau má chứa rất nhiều các loại vitamin như B1, B2, C, K… là khoáng chất cần thiết cho cơ thể phục hồi sau các bệnh viêm.

>> 10 tác dụng tuyệt vời của rau má với sức khoẻ

Bạn có thể dùng rau má để nấu canh hoặc xay nước uống trực tiếp, đều có thể thu được hết các dưỡng chất chứa trong loại rau này.

>> Cách làm nước ép rau má đậu xanh giải nhiệt cơ thể

Rau ngót

Canh rau ngót

Theo Y khoa, loại rau này chứa rất nhiều canxi, photpho và các loại axit amin, là những chất giúp tăng sức đề kháng của cơ thể để ngăn tình trạng viêm miệng, nhiễm trùng các vết loét, tích tụ độc tố trong gan, miệng,...

>> Công dụng của nước ép rau ngót đối với sức khoẻ không phải ai cũng biết

Bạn có thể nấu canh rau ngót chung với thịt hoặc nấu chung với cháo để vừa có món ăn ngon, vừa giúp tăng sức đề kháng của cơ thể để nhanh chóng chấm dứt nhiệt miệng.

>> Cách nấu canh cua rau ngót xóa tan cái nóng mùa hè

Cá lóc

Dĩa cá lóc chiên

Đây là loài cá sông nên thịt ngọt, không có vị mặn như cá biển nên sẽ không gây rát miệng khi ăn. Thịt cá có tính sát khuẩn và khử độc cao, giúp cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn tại các vết loét, hỗ trợ gan để tăng quá trình thải độc.

Có rất nhiều cách chế biến cá lóc như nướng, chiên, hấp,..Nhưng bạn nhớ là chế biến cá hạn chế các loại gia vị cay nóng như tiêu, ớt, sả nhất có thể nhé.

>> Cá lóc, món ăn dân dã nhưng lợi ích không ngờ

Khổ qua

Canh khổ qua dồn thịt

Khổ qua có tính hàn nên có tác dụng làm mát, thanh nhiệt cơ thể, giúp giảm tình trạng nóng trong người - nguyên nhân chính gây nhiệt miệng. Ngoài ra, chất glycosit đắng giúp hỗ trợ chức năng giải độc của gan, tránh tích tụ độc tố.

>> 7 lợi ích tuyệt vời của trái khổ qua

Bạn có thể nấu món khổ qua dồn thịt hoặc xào chung với trứng để giảm bớt vị đắng của nó, ăn sẽ ngon miệng hơn.

>> Cách làm khổ qua xào trứng ngon, dễ ăn, không bị đắng

>> Công dụng của nước ép khổ qua

3 Những thực phẩm nên tránh khi bị nhiệt miệng

Các vết loét thường là vết nông trên bề mặt, nhưng vẫn để lộ phần mô mềm không có lớp da ngoài bảo vệ vì vậy rất nhạy cảm với đồ ăn cay, nóng hoặc có chứa axit.

Nước ngọt

Nước ngọt có gas

Nước ngọt có chứa nhiều siro ngô và axit photphoric là những chất gây tổn thương đến phần mô mềm trong vết loét, gây rát miệng. Ngoài ra, axit có tính bào mòn nên làm vết loét sâu hơn.

Đồ ăn cay, nóng

Món ăn cay nóng

Những món nướng được tẩm ướp gia vị đậm đà, món lẩu cay tứ xuyên, món hải sản chấm mù tạt,... Đều là những món bạn không nên ăn khi bị nhiệt miệng.

Vì những món này sẽ gây nóng trong người, giảm chức năng thải độc của gan, dẫn đến các viêm tích tụ ngày càng nhiều, có thể không lành vết cũ mà còn xuất hiện thêm nhiều vết loét mới.

Cam, quýt, chanh

Trái cây cam chanh quýt

Đây là những loại quả có chứa nhiều axit, là những chất có khả năng làm vết loét sâu hơn và gây rát miệng.

Vì vậy, bạn nên tránh ăn các trái cây chua, đặc biệt là những loại chung họ với cam, quýt.

Cafe

Trong cafe có chứa axit salicylic là dạng axit có tính bào mòn da, ngoài ra nó còn gây kích ứng các mô nhạy cảm, khiến bạn đau nhức hơn bình thường.

Vì vậy, bạn nên ngừng uống cafe cho tới khi hết hẳn tình trạng nhiệt miệng, để tránh bị đau nhức vết loét.

4 Một số lưu ý khác để nhanh khỏi

Bạn nên uống thật nhiều nước, trung bình là từ 1,8l -2l nước một ngày, để cung cấp đủ độ ẩm cũng như khoáng chất cần thiết để làm mát, hạ nhiệt cơ thể, nhanh chóng hết nhiệt miệng.

Để tránh tình trạng nhiệt miệng thì bạn nên cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ nhất có thể bằng cách ăn đủ rau xanh trong ngày, để tăng khả năng giải độc, cung cấp đủ khoáng chất và nước để không bị nóng trong người.

Stress, căng thẳng sẽ làm giảm chức năng hệ miễn dịch dẫn đến khoang miệng dễ bị các loại vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, lở loét. Vì vậy, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan cũng là cách để tránh bệnh này.

Tham khảo thêm:  Đau răng kiêng ăn gì? 7 thực phẩm không nên ăn khi bị đau răng

Mong rằng những chia sẻ về những món ăn nên ăn và kiêng ăn khi bị nhiệt miệng và lưu ý trên đủ hữu ích để bạn có thể áp dụng chúng nhằm chấm dứt nhanh bệnh nhiệt miệng của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>> Hết ngay nhiệt miệng với nước súc miệng Valentine

>> Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả tại nhà không cần dùng thuốc

>> Bị nhiệt miệng hãy uống những thức uống này đảm bảo sẽ mau hết hẳn

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Bị nhiệt miệng nên ăn gì kiêng gì để nhanh khỏi?bị nhiệt miệngnhiệt miệngăn gì khi bị nhiệt miệngbị nhiệt miệng nên ăn gì