Tip hay

Bị kiến, côn trùng chui vào tai nên làm gì? Hướng dẫn xử lý

Bị kiến, côn trùng chui vào tai nên làm gì? Hướng dẫn xử lý

Côn trùng chui vào tai là “tai nạn” mà khá nhiều người gặp phải. Song, không phải ai cũng biết cách xử lý sao cho đúng. Vậy khi kiến, côn trùng chui vào tai cần làm gì? Có nguy hiểm không? Cùng Tip Hay tìm hiểu ngay nhé.

Côn trùng chui vào tai là điều mà ai cũng dễ gặp phải, nhất là khi đang nằm ngủ. Đặc biệt, ở các vùng quê hay các nơi có nhiều côn trùng như: Vườn ruộng, nơi vệ sinh kém, nhiều đồ đạc,… thì nguy cơ bị lại càng cao hơn. Vậy kiến, côn trùng chui vào tai có nguy hiểm không? Và cần phải làm gì khi bị như thế? Cùng tìm hiểu ngay bạn nha.

1 Kiến, côn trùng chui vào tai có nguy hiểm không?

Theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), khi bị kiến, côn trùng chui vào tai, dù không hề có tiền sử về bệnh tai trước đó nhưng bạn sẽ đột nhiên đau nhức dữ dội và âm ỉ phía trong tai. Lúc ấy, có thể chúng đã chích, đốt hay chân có gai đâm vào tai bạn.

Kiến chui vào tai

Tiến sĩ Dũng còn nhận định, nếu kiến, côn trùng chỉ bò ở ống tai thì bạn sẽ cảm thấy ngứa ngáy, nhột và khó chịu. Song, nếu tình trạng nặng hơn như sang chấn ống tai, màng nhĩ thì sẽ cực kỳ đau, thậm chí muốn ngất đi.

Ngoài ra, khi không được xử lý kịp thời, đúng cách, tai bạn còn có thể bị trầy xước, chảy nước, chảy máu, viêm tai, thậm chí là rách màng nhĩ, mất thính lực.

Qua đó, bạn có thể thấy được rằng, việc kiến, côn trùng chui vào tai sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Vì thế, bạn hãy tham khảo ngay những mẹo sau đây để có thể giải quyết vấn đề này nhé.

2 Những việc cần làm khi kiến, côn trùng chui vào tai

Theo Tiến sĩ Dũng, bạn có thể làm những việc sau khi kiến, côn trùng chui vào tai:

Dùng nước ấm, dầu olive hay dầu khoáng (dầu massage cho em bé)

Dùng nước ấm, dầu olive hay dầu khoáng để đuổi côn trùng chui vào tai

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Bước 1  Bạn nghiêng đầu sao cho bên lỗ tai bị kiến, côn trùng chui vào hướng lên trên.

Bước 2  Bạn rót một ít dầu olive, nước ấm hay dầu khoáng vào lỗ tai đó. Khi ấy, côn trùng sẽ bị ngộp và nhanh chóng đi ra ngoài.

Bước 3  Sau khi chúng đã ra khỏi lỗ tai, bạn nghiêng đầu về phía ngược lại để dầu chảy ra hết nhé.

Dùng ánh sáng

Dùng ánh sáng để đuổi côn trùng chui vào tai

Dụng cụ

  • 1 cái đèn (đèn pin, đèn dây tóc,...) hoặc 1 cây nến

Cách thực hiện

Bạn chỉ cần chiếu đèn hoặc thắp nến trước lỗ tai thì kiến, côn trùng chẳng bao lâu sẽ ra ngoài ngay thôi. Bởi hầu hết chúng có tính hướng sáng nên bạn hãy tận dụng đặc điểm này để “dụ” chúng ra khỏi lỗ tai nha.

Lưu ý: Không nên để đèn hay nến quá gần lỗ tai để tránh bị bỏng nhé.

Dùng oxy già hoặc rượu

Dùng oxy già hoặc rượu đuổi côn trùng chui vào tai

Nguyên liệu

  • Một ít oxy già hoặc rượu trắng
  • Dụng cụ: Miếng bông.

Cách thực hiện

Bước 1  Bạn cho một ít oxy già hoặc rượu vào miếng bông.

Bước 2 Đặt miếng bông bên ngoài tai bị côn trùng chui vào, rồi cẩn thận nhỏ vài giọt oxy già hoặc rượu từ miếng bông vào tai. Khi ấy, kiến và côn trùng sẽ tự động thoát ra ngoài.

Dùng dụng cụ gắp hoặc đến khám bác sĩ nếu bị côn trùng chui vào tai

Nếu kiến, côn trùng đã chết, không thể tự ra ngoài thì bạn hãy dùng kẹp (loại chuyên dùng móc tai) gắp ra nhẹ nhàng. Còn khi không lấy ra được hay gặp các vấn đề như: Đau tai dữ dội, dị ứng, chảy máu,... thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để xử lý kịp thời.

3 Một số lưu ý và cách phòng tránh kiến, côn trùng chui vào tai

Bạn tuyệt đối không lấy tăm bông ngoáy vào tai bởi dễ khiến kiến, côn trùng đi sâu vào trong tai hơn, thậm chí là rách màng nhĩ.

Lưu ý để côn trùng không chui vào tai

Sau khi kiến, côn trùng ra khỏi, bạn nên rửa sạch lại tai và nhỏ thuốc vệ sinh tai vài ngày (tốt nhất là theo hướng dẫn của bác sĩ) để ngăn ngừa nhiễm trùng tai, nhiễm nấm,...

Hãy thường xuyên vệ sinh nhà cửa, nhất là phòng ngủ để hạn chế tối đa việc tạo điều kiện cho kiến, côn trùng trú ngụ.

Bạn cũng nên hạn chế ngủ dưới đất bởi đây là nơi dễ xuất hiện nhiều loại côn trùng, nhất là kiến.

Lưu ý để côn trùng không chui vào tai

Không nên ăn uống cũng như rơi vãi thức ăn ra giường. Điều này là một trong các nguyên nhân thu hút kiến, côn trùng đến nhiều hơn. Từ đó, nguy cơ chúng chui vào tai cũng cao hơn.

Với nhà có trẻ sơ sinh, bé nhỏ thì nên vệ sinh sạch sẽ sau khi cho bé bú. Đồng thời, hãy đổi luôn cả quần áo, drap giường, chăn gối,... của nếu lỡ bị dính sữa để giảm thiểu tình trạng thu hút kiến đến.

Còn ai đi cắm trại, picnic,... thì có thể dùng nút bịt tai để phòng tránh kiến, côn trùng chui vào tai nhé.

Phải xác định xem chính xác có côn trùng chui vào tai hay không và phải giữ bình tình không được hoản loạn vì điều đó chỉ làm tệ hơn mà thôi.

4 Hướng dẫn cách phòng tránh côn trùng chui vào tai

Hướng dẫn cách phòng tránh côn trùng chui vào taiHướng dẫn cách phòng tránh côn trùng chui vào tai

Để hạn chế việc côn trùng chui vào tai, bạn cần lưu ý sau:

  • Dọn dẹp phòng ốc thường xuyên, giữ căn nhà luôn sạch sẽ để hạn chế côn trùng ẩn náu.
  • Nếu có điều kiện bạn nên ngủ trên giường, tránh ngủ ở những nơi ẩm thấp.
  • Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh, bạn nên thường xuyên thay quần áo, chăn ga cho bé, vì sữa hoặc đồ ăn của bé sẽ dẫn dụ nhiều loại côn trùng đến.

Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được kiến, côn trùng chui vào tai có nguy hiểm không cũng như cần làm gì trong trường hợp này rồi nhé. Điều quan trọng là bạn hãy bình tĩnh và tìm cách xử lý thích hợp, kịp thời nhất để bảo vệ sức khỏe nha.

Có thể bạn quan tâm:

Từ khóa: Bị kiến côn trùng chui vào tai nên làm gì? Hướng dẫn xử lýkiến chui vào taicôn trùng chui vào taikiến chui vào tai có nguy hiểm khôngcôn trùng chui vào tai có nguy hiểm khôngkiến chui vào tai thì làm gìcôn trùng chui vào tai thì làm gìmẹo cho côn trùng ra khỏi taikiến chui vào taicôn trùng chui vào taikiến chui vào tai có nguy hiểm khôngcôn trùng chui vào tai có nguy hiểm khôngkiến chui vào tai thì làm gìcôn trùng chui vào tai thì làm gìmẹo cho côn trùng ra khỏi tai