Tip hay

Bị chảy máu cam nên làm gì, cách xử trí thế nào cho đúng?

Bị chảy máu cam nên làm gì, cách xử trí thế nào cho đúng?

Chảy máu cam có thể xử lý tại chỗ, tuy nhiên người bệnh có thể gặp biến chứng nếu không sơ cứu kịp thời. Bị chảy máu mũi nên làm gì? Cùng tìm hiểu

Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị chảy máu cam. Vậy nguyên nhân chảy máu cam là gì và cách điều trị khi bị chảy máu cam. Cùng Tip Hay tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

1 Tìm hiểu về chảy máu cam

Chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam hay chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu mũi bị tổn thương. Tổn thương này dẫn đến máu chảy ra từ bên trong mũi. Và hiện tượng chảy máu cam được phân loại thành chảy máu mũi trước và chảy máu mũi sau. Khoảng 60% dân số có thể bị chảy máu cam một lần trong đời.

Chảy máu cam là gì?Chảy máu cam là gì?

Nguyên nhân gây chảy máu cam

Chảy máu cam là tình trạng tổn thương có thể do nhiều nguyên nhân, một trong số đó có thể là:

  • Không khí khô khiến màng mũi của bạn cũng dễ bị khô điều này sẽ khiến mũi bị chảy máu và nhiễm trùng.
  • Do chấn thương có thể dùng tay ngoáy mũi hoặc bị va đập trực tiếp vào mũi như trường hợp bị ngã, tai nạn chẳng hạn.
  • Trường hợp bạn thấy chảy máu mũi 1 bên và có mủ cần nghĩ đến tình trạng trong mũi có dị vật.
  • Viêm đường hô hấp trên: cúm, viêm xoang.. dẫn đến tình trạng viêm mũi, chảy máu mũi.
  • Mắc các bệnh lý về máu như rối loạn đông máu.
  • Vách ngăn mũi bị lệch, bệnh phình mạch.
  • Ngoài ra một số loại thuốc cũng có tác dụng phụ gây chảy máu mũi như: warfarin và heparin (thuốc chống đông máu), aspirin, thuốc xịt mũi…
  • Một số trường hợp chảy máu cam nhưng không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu camCó rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam

Đối tượng nào thường bị chảy máu cam

Đối tượng thường bị chảy máu cam là trẻ em, những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị chảy máu cam có thể là do dị ứng, cảm lạnh, nhiễm trùng xoang, mũi bị khô hay những tác động khác như ngoái mũi quá mạnh, va đập,...

Ngoài ra cũng có thể do bẩm sinh khi trẻ sinh ra đã có kết cấu mũi phát triển không bình thường.

Đối tượng nào thường bị chảy máu camĐối tượng nào thường bị chảy máu cam

2 Khi bị chảy máu cam nên làm gì?

Tham vấn y khoa từ thạc sĩ, bác sĩ Vũ Hữu Thắng - Bác sĩ hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long có thể sơ cứu người bị chảy máu cam như sau:

Cách sơ cứu người bị chảy máu cam

Làm gì khi bị chảy máu cam?Làm gì khi bị chảy máu cam?

Khi thấy chảy máu cam cần xác định nguyên nhân, nếu như không phải trường hợp khẩn cấp bạn có thể làm theo các bước sau:

Bước 1  Giữ tư thế ngồi thẳng hơi chúi đầu về phía trước tuyệt đối không ngửa đầu về phía sau, vì nếu làm như vậy có thể khiến máu chảy qua khí quản/cổ họng gây sặc.

Bước 2  Dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt cả 2 lỗ mũi trong thời gian khoảng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Nhờ áp lực tác động từ tay lên điểm mũi bị chảy máu sẽ làm máu ngừng chảy.

Còn trường hợp máu chưa ngừng chảy thì lặp lại động tác trên 1 lần nữa.

Bước 3 Khi bạn thấy máu đã ngừng chảy, thì có thể dùng túi đá nhỏ đặt lên mũi để giảm đau và sưng. Tuy nhiên cần lưu ý sau khi chảy máu cam vài giờ không được ngoáy hay xì mũi, đồng thời tránh xa các chất kích thích như khói thuốc lá.

Bước 4  Nếu máu chảy lại thì bạn hãy xì mũi mạnh để loại bỏ cục máu đông còn ở trong mũi. Sau đó dùng thuốc xịt mũi chứa oxymetazoline (Afrin), xịt cả hai bên mũi. Sau đó tiến hành sơ cứu như bước 1 và nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.

Sau khi bị chảy máu cam nên làm gì?

Sau khi chảy máu cam, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Không ngoáy mũi thường xuyên sẽ gây kích ứng màng mũi gây chảy máu tiếp.
  • Không xì mũi mạnh trong vòng 24 giờ sau khi chảy máu cam.
  • Nên chườm túi đá lên mũi để giúp giảm đau, giảm viêm, nhưng tránh để quá 10 phút.
  • Hạn chế cúi đầu xuống quá lâu vì sẽ gây áp lực, khiến máu cam chảy tiếp. Ngoài ra bạn cũng không nên vận động mạnh trong 1-2 ngày nhé!

Sau khi bị chảy máu cam nên làm gì?Sau khi bị chảy máu cam nên làm gì?

Tham khảo:  Bị chảy máu mũi nên làm gì, xử trí thế nào?

3 Cách phòng ngừa chảy máu cam

  • Luôn giữ niêm mạc mũi ẩm, nhất là vào thời điểm thời tiết hanh khô (thiếu độ ẩm) bạn có thể dùng nước muối xịt vừa vệ sinh mũi đồng thời giúp bảo vệ vùng niêm mạc mũi.
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây nhất là uống nước cam bởi chúng chứa các flavonoid giúp ngăn vỡ mạch máu, từ đó giảm nguy cơ chảy máu cam.

Cách phòng ngừa chảy máu camCách phòng ngừa chảy máu cam

  • Không được ngoáy mũi, với trẻ nhỏ cần được cắt móng tay gọn gàng để tránh làm tổn thương mũi.
  • Những người bị chảy máu cam thông thường sẽ ít gây nguy hiểm và sẽ tự cầm tuy nhiên trường hợp bị thường xuyên (từ 2 lần trở lên trong 1 tuần) thì bạn nên đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và sớm có hướng điều trị chảy máu cam.

Hy vọng qua bài viết này giúp bạn hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục khi bị chảy máu cam cũng như cách phòng ngừa chảy máu cam nhé.

Nguồn: Vinmec

Từ khóa: Bị chảy máu cam nên làm gì cách xử trí thế nào cho đúng?cách điều trị khi chảy máu camchảy máu camchảy máu cam phải làm saonguyên nhân chảy máu camchảy máu mũi nên làm gì