Bị bỏng lạnh nên làm gì? Hướng dẫn cách sơ cứu khi bị bỏng lạnh
Bỏng lạnh là tình trạng da tiếp xúc nhiệt độ thấp trong thời gian dài, dẫn đến tổn thương da. Hôm nay Tip Hay sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về bỏng lạnh và cách sơ cứu.
Nhiều người vẫn thường xem rằng hiện tượng bỏng lạnh là một điều hết sức bình thường và không quan tâm đến. Hãy cùng tìm hiểu về bỏng lạnh và cách sơ cứu qua bài viết dưới đây!
1
Bỏng lạnh là gì?
Tình trạng bỏng lạnh thông thường được hiểu là một dạng vết thương xảy ra do tiếp xúc trực tiếp trong một khoảng thời gian quá lâu, với những đồ vật hoặc với nước đá quá lạnh gây tổn thương cho da.
Một nguyên nhân khác nữa gây bỏng lạnh là do sử dụng túi chườm đá để quá lâu trên bề mặt da, với mục đích ban đầu là nhằm giúp giảm hiện tượng sưng phù của lớp mô dưới da.
2
Nguyên nhân gây bỏng lạnh
Theo bác sĩ, tình trạng bỏng lạnh chủ yếu thường sẽ xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với các chất lỏng ở một nhiệt độ quá thấp, hoặc đôi khi là do thời tiết quá lạnh. Trong đó, có thể kể đến như:
- Cơ thể tiếp xúc trực tiếp với các vật ướp lạnh, nước đá và các kim loại bị đông lạnh trong thời gian dài.
- Không giữ ấm cơ thể, mặc các trang phục không phù hợp với thời tiết.
- Ở trong môi trường có nhiệt độ quá thấp, như các phòng đông lạnh, trời mưa. Nhiệt độ dưới 150 độ C sẽ dễ làm cho bạn bị bỏng lạnh hơn dù không có gió.
3
Dấu hiệu da bị bỏng lạnh
Thông thường bị bỏng lạnh bạn sẽ gặp phải các dấu hiệu như sau:
- Có cảm giác da có mật độ cứng và lạnh khi chạm vào.
- Dễ dàng nhận thấy được các sắc da vùng bị bỏng lạnh trở nên nhợt nhạt hơn, thiếu sức sống và chuyển màu xám, trắng hoặc trắng xanh.
- Thường xuyên xảy ra hiện tượng rất tê buốt ở vị trí da bị bỏng lạnh.
4
Đối tượng dễ bị bỏng lạnh?
Bất kì ai cũng có thể bị bỏng lạnh và những chấn thương về da nếu như bạn ở trong điều kiện lạnh giá và thời tiết không phù hợp khác. Ngoài ra, thói quen sống cũng có thể sẽ gây ra các tổn thương về da. Các đối tượng thường có nguy cơ bị bỏng lạnh cao hơn khi dùng các loại thuốc giảm lưu lượng máu đến da như các thuốc chứa beta, hay mắc các bệnh như mạch máu ngoại biên, bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, ở những người lớn tuổi đã bị teo lớp mỡ dưới da, hay do cấu trúc da mỏng ở các trẻ nhỏ cũng làm tăng nguy cơ bị bỏng lạnh lên cao hơn.
5
Hướng dẫn sơ cứu da khi bị bỏng lạnh
Khi gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bị bỏng lạnh nêu trên, bạn cần làm những việc như sau:
- Để bảo vệ vết thương không bị ảnh hưởng hãy sử dụng các loại vải khô, chăn ấm, quần áo khô, khăn tắm, hoặc giấy khô để quấn quanh vùng da bị bỏng lạnh.
- Ở những triệu chứng nhẹ, bạn có thể chườm ấm và sử dụng băng gạc y tế để băng bó vết thương. Cần lưu ý chườm ấm đúng cách để không làm vết thương trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, hãy chườm ấm ở nhiệt độ khoảng 36 - 39 độ C.
- Tránh những hành động thô bạo làm nóng vùng da bị bỏng lạnh, điều này sẽ làm vết thương của bạn tồi tệ hơn.
Lưu ý: Không nên sử dụng các chất kích thích, thức uống chứa cồn và thuốc lá.
6
Cách phòng ngừa bị bỏng lạnh
Để phòng ngừa và giảm một cách tối thiểu việc bị bỏng lạnh, bạn cần phải tuân theo những bước sau:
- Hãy giữ ấm cho cơ thể bằng cách mặc đủ ấm khi ra ngoài ở nhiệt độ quá thấp.
- Ăn uống đầy đủ các chất khi ngoài trời lạnh.
- Cần có chế độ ăn uống đầy đủ, không nên uống rượu và sử dụng các chất kích thích như hút thuốc.
- Cần chuẩn bị theo đồ giữ nhiệt khẩn cấp khi cần phải ra ngoài trong những lúc thời tiết lạnh.
- Nếu cần hãy sử dụng túi đá để chườm lạnh. Nên nhớ là bọc túi đá trong một chiếc khăn mỏng và chỉ sử dụng trong tối đa khoảng 15 phút sau mỗi 1 đến 2 giờ.
Nguồn: Bệnh viện đa khoa Medlatec, Vinmec.com
Trên đây là những thông tin về hiện tượng bỏng lạnh và cách phòng ngừa bỏng lạnh mà Tip Hay vừa chia sẻ. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có được những thông tin bổ ích.