Bị bệnh loãng xương nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện sức khỏe?
Loãng xương căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi, vậy bạn có biết bị bệnh loãng xương nên ăn gì, kiêng gì để cải thiện sức khỏe? Đừng bỏ qua bài viết này nhé.
Chế độ ăn uống và lối sống cũng góp phần vào quá trình điều trị bệnh. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu bị bệnh loãng xương nên và không nên ăn gì để giúp cải thiện tình trạng bệnh bạn nhé.
1
Bị bệnh loãng xương nên ăn gì?
Nguyên nhân chính gây ra bệnh loãng xương là do sự thiếu hụt canxi và vitamin D. Bởi vì cả hai khoáng chất trên là nguyên liệu để tái tạo và sản sinh thêm mô mới. Theo ThS.BS.CKI Ngô Tuấn Anh - Trung tâm Chấn thương chỉnh hình – Hệ thống BVĐK Tâm Anh, trong bữa ăn của người Việt Nam chỉ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu canxi của cơ thể, nhưng cơ thể ta cần nhiều hơn thế để xương khỏe mạnh.
Vì vậy người bệnh loãng xương cần chú ý hơn vào chế độ ăn, sau đây là một số món ăn mà người bệnh cần bổ sung.
Sữa và các thực phẩm từ sữa
Sữa được xem là nguồn thực phẩm chứa lượng lớn canxi, hàm lượng canxi trong sữa lên đến 60%. Do đó sữa và những loại chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua đều rất có ích cho người loãng xương.
Các loại hải sản
Hải sản có chứa hàm lượng lớn chất đạm, canxi,...Vì vậy đây cũng là một lựa chọn tốt để thêm vào thực đơn của người bị loãng xương. Tuy nhiên, nếu người bệnh kèm theo tình trạng bệnh gout thì nên tránh các thực phẩm này, để không bị những vấn đề bệnh lý khác.
Thực phẩm có nguồn gốc từ trứng
Các loại trứng như trứng gà, vịt, trứng chim đều tốt cho sức khỏe đặc biệt là tốt cho người loãng xương bởi chúng chứa lượng lớn các khoáng chất bao gồm: canxi, selen, vitamin,...
Để khẩu phần ăn đa dạng hơn bạn có thể biến tấu thành các món như trứng chiên, hấp, kho,...Tuy nhiên chỉ nên ăn 2-3 quả 1 lần và tần suất ăn trứng chỉ nên từ 2-3 ngày 1 tuần.
Các loại rau củ quả
Rau củ quả rất được chị em yêu thích bởi lợi ích to lớn mà chúng đem lại cho làn da, ngoài ra các loại rau củ như súp lơ xanh, bắp cải, hạt đậu nành,... đều giúp bổ sung vitamin D rất tốt cho người loãng xương.
Các loại thực phẩm chứa nhiều omega 3
Omega 3 không chỉ giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về xương khớp như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, mà còn là chất thiết yếu giúp cải thiện tình trạng bệnh loãng xương.
Omega 3 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá mòi, cá thu,...Bạn nên nấu thật nhừ để có thể ăn cả xương vì xương có chứa cả canxi và vitamin D. Ngoài ra bạn có thể bổ sung omega 3 cho người dùng bằng các loại thực phẩm chức năng hoặc dầu cá.
2
Bị bệnh loãng xương nên kiêng ăn gì?
Ngoài việc tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp người bệnh cần phải chú ý đến một số loại thực phẩm nên kiêng ăn.
Thịt và các loại thực phẩm giàu protein
Protein vẫn cần thiết cho cơ thể của người bình thường và người bị loãng xương, tuy nhiên nên chuyển đổi các loại thịt từ thịt đỏ sang thịt trắng (gà, cá,...). Bạn không nên tiêu thụ quá nhiều protein, việc dư thừa protein sẽ làm tăng bài tiết canxi trong nước tiểu.
Thức ăn mặn
Lượng natri trong muối ăn gây mất canxi và làm xương bạn yếu dần theo thời gian. Để tránh tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, người bệnh loãng xương cần hạn chế ăn các loại thức ăn có nhiều muối như: Các loại thịt chế biến sẵn (chà bông, xúc xích,...), thức ăn nhanh, các loại thịt khô, các loại mắm (nước mắm).
Rau chân vịt và các loại thực phẩm chứa oxalat
Oxalat là nguyên nhân ngăn cản cơ thể hấp thụ canxi, người bệnh loãng xương cần kiêng ăn các loại thức ăn chứa nhiều Oxalat như rau chân vịt, củ cải đường,...
Các loại thức uống
Các loại nước ngọt, nước ngọt có ga, cà phê, trà và rượu sẽ làm mất đi canxi có trong xương, làm giảm sự hấp thụ canxi của cơ thể. Do đó người bệnh cần hạn chế uống các loại nước này để cải thiện tình trạng bệnh loãng xương.
3
Cải thiện loãng xương nhờ thói quen sinh hoạt khoa học
Ngoài việc nên ăn gì, kiêng ăn gì bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh loãng xương nhờ thói quen sinh hoạt khoa học.
Tập thể dục thể thao thường xuyên
Tập thể dục thường xuyên giúp bạn có một sức khỏe khỏe mạnh, dẻo dai và ngăn ngừa các bệnh về xương khớp ở tuổi già.
Kiểm soát cân nặng
Loãng xương không chỉ do tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu cân mà béo phì cũng có thể gây ra nguy cơ loãng xương. Vì khi cơ thể bạn béo phì, các cơ xương khớp sẽ hoạt động hết công suất để chống đỡ.
Vì vậy việc kiểm soát cân nặng, giữ mức cân nặng hợp lý là biện pháp tốt để hạn chế tình trạng bệnh loãng xương.
Tắm nắng
Vitamin D rất cần thiết cho quá trình tổng hợp canxi trong cơ thể, vì vậy khi bạn tắm nắng cơ thể có thể hấp thụ 70% lượng vitamin D cơ thể cần mỗi ngày. Đây cũng được xem là hình thức bổ sung canxi cho cơ thể một cách tự nhiên.
Nói không với rượu bia và thuốc lá
Theo thống kê từ các tổ chức khoa học có đến 1/8 chị em phụ nữ mắc bệnh loãng xương do hút thuốc trong thời gian dài, và ở nam giới có khả năng mắc bệnh loãng xương lên đến 10 lần so với những người không hút thuốc lá, rượu, bia. Vì vậy bạn nên hạn chế hoặc ngừng sử dụng chúng nếu có tình trạng bệnh loãng xương.
Bài viết này là một số lưu ý nên và không nên ăn gì khi bị bệnh loãng xương và một số chế độ sinh hoạt cần thiết để cải thiện tình trạng bệnh. Tip Hay hy vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn, chúc bạn có thật nhiều sức khỏe nhé.
Nguồn: Tâm Anh Hospital