Bị bệnh gout uống cà phê được không?
Bị bệnh gout uống cà phê được không là thắc mắc của nhiều người, bởi việc kiêng cữ rất quan trọng sẽ giúp bệnh không trở nặng. Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết này nhé!
Bệnh gout (hay bệnh gút) là một bệnh viêm khớp, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các khớp, nhất là khớp ngón chân cái.
Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học sẽ giúp giảm tình trạng bệnh trở nặng hoặc tái phát. Do đó, nhiều người thường thắc mắc rằng bị bệnh gout có được uống cà phê không, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu qua bài viết sau!
1
Những lợi ích bất ngờ của cà phê đối với sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu đã được công bố, cà phê mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được dùng ở tần suất, liều lượng phù hợp.
Trong cà phê giàu các chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, phòng chống các bệnh mãn tính, kể cả ung thư.
Một nghiên cứu của Đại học Harvard (Mỹ) vào năm 2011 cho thấy rằng, khi phụ nữ uống 1-3 tách cà phê mỗi ngày sẽ có nguy cơ giảm mắc bệnh gout đến 22%. Ngoài ra, trong nhiều nghiên cứu còn cho thấy cà phê giúp giảm đau, tăng cường trí nhớ, giảm cân,...
2
Bị bệnh gout uống cà phê được không?
Bị bệnh gout uống cà phê được không là thắc mắc của nhiều người đang mắc căn bệnh này, bởi lo ngại việc uống cà phê không đúng cách sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng.
Thực tế, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trong cà phê có hoạt chất chlorogenic acid giúp chống lão hóa, tác động tích cực và tốt cho người mắc bệnh gout.
Cà phê còn giúp tăng độ hòa tan của acid uric trong nước tiểu, trong khi đó các hoạt chất polyphenol lại giúp tăng tính thẩm thấu của tế bào, từ đó góp phần tạo sự cân bằng chức năng bài tiết của cơ thể.
Do đó, nếu bạn uống cà phê đúng cách sẽ góp phần làm giảm nồng độ acid uric trong máu, rất tốt cho người bị bệnh gout.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng, việc uống quá nhiều cà phê, khoảng 5 tách trở lên mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến gan, tích tụ mỡ của các tế bào. Việc tăng lượng caffein đột ngột sẽ gây những cơn đau gút cấp và làm tăng nguy cơ mắc gút.
Không những vậy, uống nhiều cà phê thì lượng caffeine trong cà phê sẽ gây hại đến tim như tim đập nhanh, tăng huyết áp, ù tai, chân tay run, sốt ruột,...
3
Một số lưu ý khi người bệnh gout uống cà phê
Hiện nay, vẫn chưa có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề ảnh hưởng của cà phê tới bệnh gout. Do đó trước khi muốn thử thức uống này thì bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Trước khi quyết định uống cà phê thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ có được phép dùng cho tình trạng bệnh của mình hay không.
- Không nên lạm dụng uống nhiều cà phê, chỉ nên tiêu thụ 200-300mg caffein mỗi ngày bằng cách bắt đầu ở liều lượng nhỏ rồi tăng dần.
- Nếu khi uống cà phê mà cảm thấy bệnh tái phát thì cần dừng ngay, và thông báo cho bác sĩ.
- Hạn chế thêm nước ngọt vào cà phê vì có thể khiến bệnh thêm trầm trọng.
- Thực tế có nhiều thức uống lành mạnh khác tốt cho người bệnh gout, bạn nên ưu tiên những thức uống như nước ép trái cây, nước khoáng kiềm,...thay vì tiêu thụ một loại thực phẩm còn gây băn khoăn.
Trên đây là những thông tin về việc người bị bệnh gout có uống cà phê được không. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích, giải đáp những thông tin mà bạn đang thắc mắc.
Nguồn: Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec