Bị bệnh gout có nên uống sữa hằng ngày không?
Gout là căn bệnh rối loạn chuyển hóa uric trong cơ thể làm lắng đọng các tinh thể urat tại các mô gây sưng, nóng đỏ và đau nhức ở các khớp. Nhiều người cho rằng thịt, hải sản, trứng, sữa,… là những thủ phạm gây ra bệnh gout. Liệu sữa có phải là một trong những nhân tố gây ra bệnh gout hay không?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout
- Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout là bị mất cân bằng chế độ ăn uống và khẩu phần dinh dưỡng không hợp lí.
- Cơ thể phải dung nạp quá nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất purin khiến cho cơ thể không đào thải hết, dẫn đến việc hình thành các tinh thể urat lắng đọng tại các mô của cơ thể. Thông thường, nó sẽ tập trung ở các khớp chân tay, gây khó chịu cho người bệnh.
- Từ đó, nhiều người cũng cho rằng các thực phẩm chứa nhiều đạm, chất purin như thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản, sữa, trứng… ăn nhiều sẽ gây ra bệnh gout.
- Còn những người mắc bệnh gout nếu ăn nhiều sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng thêm. Và họ được khuyên là phải tuyệt đối kiêng sử dụng các thực phẩm này.
Uống sữa tươi có thật sự làm cho bệnh gout thêm trầm trọng?
- Một số nghiên cứu gần đây về bệnh gout chứng minh rằng sữa và những chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân dẫn đến bệnh gout.
- Một sự thật đáng ngạc nhiên là uống sữa với liều lượng thích hợp sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh gout đến 43%.
- Hơn nữa, nó còn có tác dụng làm giảm acid uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout và cải thiện các triệu chứng gây sưng, đau nhứt các khớp xương.
Lưu ý
- Tuy nhiên, không phải loại sữa nào bệnh nhân gout cũng có thể uống được. Sản phẩm tốt nhất phù hợp với người bệnh gout là những loại sữa tươi ít béo, ít hoặc không có đường.
- Uống khoảng 1 – 3 cốc sữa mỗi ngày là điều cần thiết để làm giảm tình trạng của bệnh.
- Bên cạnh đó, uống nhiều nước lọc và nước khoáng có gas không đường cũng là những cách giúp hiệu quả để giúp đào thải các chất acid uric dư thừa trong cơ thể ra bên ngoài và hạn chế kết tủa ở ống thận, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.
- Ngược lại, những người mắc bệnh gout tuyệt đối không nên uống sữa đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành. Vì trong đậu nành chứ nhiều đạm và chất béo có thể làm tăng lượng acid uric trong máu.
- Những chứng minh của khoa học phần nào đã giúp minh oan cho được cho sữa tươi không phải là nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Nguồn: Sức khỏe và đời sống
Vì vậy, bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng những ly sữa tươi mỗi ngày là điều không thể thiếu cho sức khỏe của bạn. Sữa tươi không chỉ làm tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn giúp cho làn da trở nên mịn màng và tràn đầy sức sống nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm: