Tip hay

Bệnh uốn ván là gì? Đối tượng nào nên tiêm vắc xin phòng uốn ván?

Bệnh uốn ván là gì? Đối tượng nào nên tiêm vắc xin phòng uốn ván?

Uốn ván là loại bệnh gây gánh nặng lên bệnh nhân và cả gia đình bởi chi phí điều trị cao. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh uốn ván và đối tượng cần tiêm vắc xin phòng uốn ván.

Bệnh uốn ván là loại bệnh có tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, hiện nay có thể phòng ngừa mắc phải bệnh uốn ván bằng biện pháp tiêm vắc xin phòng ngừa. Cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu về bệnh uốn ván và đối tượng nên tiêm vắc xin phòng uốn ván qua bài viết dưới đây nhé!

1 Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là một loại bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao do sự phát triển của ngoại độc tố (Tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani). Các loại bào tử của bệnh uốn ván thường xuất hiện trong phân động vật, bùn đất,...xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết thương trên da.

Bệnh uốn ván không mang tính chất theo mùa, có thể mắc bệnh bất kỳ thời điểm nào trong năm. Các độc tố do vi khuẩn uốn ván tiết ra sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây ra các triệu chứng co thắt cơ và các vấn đề về đường hô hấp.

Bệnh uốn ván thường được bắt gặp và gây tử vong nhiều ở những nước thuộc châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.

Hình ảnh mô phỏng vi khuẩn uốn ván TetanusHình ảnh mô phỏng vi khuẩn uốn ván Tetanus

2 Nguyên nhân và phương thức lây truyền bệnh uốn ván

Vi khuẩn bệnh uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể qua những vết thương sâu bị nhiễm bẩn như bùn đất, phân động vật, đồng, sắt gỉ...Trên thực tế, cũng có nhiều trường hợp nhiễm bệnh thông qua các bệnh lý như vết thương viêm tai giữa, chảy mủ tai, sâu răng, vết loét của bệnh tiểu đường,...

Cũng có những trường hợp thai phụ mắc bệnh uốn ván sau phẫu thuật nạo thai trong những điều kiện không vệ sinh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh uốn ván qua do vi khuẩn xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh vì dụng cụ không sạch sẽ, hoặc rốn không được làm sạch vô khuẩn sau khi cắt.

Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâuVi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương sâu

3 Triệu chứng bệnh uốn ván

Các triệu chứng của bệnh uốn ván thường gặp như cơ co cứng kèm theo những cơn đau, đặc biệt thường gặp ở các cơ mặt, cơ nhai, cơ vai. Đối với trẻ sơ sinh khi mắc bệnh uốn ván sẽ có các triệu chứng như không bú sữa được, cơ thể co giật sau khoảng 2 ngày đầu tiên nhiễm bệnh.

Thời gian ủ bệnh khoảng 3 - 10 ngày nhưng cũng có thể lên đến 3 tuần. Theo nhiều trường hợp cho thấy, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì tỷ lệ tử vong càng cao. Người bệnh sẽ có những cơn co giật cơ và đau bắt đầu từ cơ hàm, sau đó sẽ lan ra tất cả các cơ còn lại, mỗi đợt co cứng và đau cơ thường diễn ra trong vài phút và được biểu hiện như:

  • Co cứng cơ nhai và các cơ ở mặt làm cho bệnh nhân không điều khiển được cơ mặt.
  • Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi co cứng ở vùng bị thương.
  • Đối với trẻ sơ sinh, khi bị co cứng cơ hàm trẻ sẽ không bú được, quấy khóc, sau đó sẽ co cứng cả người, hành sốt và tiêu chảy. Có những trường hợp trẻ co gồng cơ đến gãy xương.

Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì tỷ lệ tử vong càng caoThời gian ủ bệnh càng ngắn thì tỷ lệ tử vong càng cao

Ngoài ra, cần lưu ý một số biến chứng khi mắc bệnh uốn ván như:

  • Gãy xương: Những cơn co giật, co cứng cơ đối với trường hợp nặng có thể bị gãy xương.
  • Viêm phổi: Nếu hít quá nhiều dịch tiết của dạ khi bệnh uốn ván có thể dẫn đến viêm phổi.
  • Co thắt thanh quản: Người bệnh sẽ cảm thấy ngạt thở.
  • Động kinh: Nếu nhiễm trùng lan đến não, người bị uốn ván có thể gặp phải tình trạng tương tự như động kinh.

4 Cách phòng ngừa bệnh uốn ván

Thông thường thì chi phí điều trị bệnh uốn ván khá tốn kém, mức độ hồi phục cũng tùy vào thể trạng sức khỏe của mỗi người bệnh. Theo thống kê, trường hợp trị bệnh uốn ván nhẹ chưa cần can thiệp máy thể thì chi phí điều trị cũng rơi vào khoảng 25 - 35 triệu đồng.

Theo bác sĩ Bạch Thị Chính - Phó giám đốc Y khoa của Trung tâm tiêm chủng VNVC, khi có vết thương trên cơ thể, cần phải rửa sạch, sát trùng, để hở vết thương, không để vết thương bị bịt kín tạo đường hầm, không đắp bất cứ thứ gì lên vết thương để tránh viêm nhiễm.

Tiêm vacxin là cách phòng ngừa bệnh uốn ván tốt nhất hiện nayTiêm vacxin là cách phòng ngừa bệnh uốn ván tốt nhất hiện nay

Hiện nay, phương pháp phòng ngừa tốt nhất chính là tiêm phòng vacxin uốn ván, được khuyến khích tiêm cho cả trẻ sơ sinh, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và người cao tuổi. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia sẽ có quy định về số mũi tiêm ngừa uốn ván, thông thường sau 10 năm sẽ tiêm nhắc lại.

5 Một số câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào nên tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván?

Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván là cần thiết đối với mỗi người, tuy nhiên vắc xin không tạo ra kháng thể suốt đời nên cần tiêm lại theo định kỳ. Những nhóm đối tượng sau đây rất cần cho tiêm phòng bệnh uốn ván:

  • Phụ nữ mang thai: Việc tiêm phòng uốn ván là điều cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Theo thống kê hiện nay, bệnh uốn ván do viêm nhiễm ở rốn của trẻ sơ sinh có tỷ lệ tử vong là 90%. Ngoài ra, bà bầu cũng dễ mắc bệnh uốn ván trong quá trình chuyển da do dụng cụ không được khử khuẩn kỹ lưỡng.
  • Nông dân: Là người làm việc có sự tiếp xúc trực tiếp bùn đất, phân gia súc, phân gia cầm,... nên có nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván rất cao.
  • Công nhân xây dựng: Trong quá trình làm việc dễ bị thương, tiếp xúc với nhiều bụi bẩn, kim loại, thép nên cần tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh uốn ván để đảm bảo được an toàn.

Tiêm ngừa vắc xin phòng uốn ván để đảm bảo an toàn cho cơ thểTiêm ngừa vắc xin phòng uốn ván để đảm bảo an toàn cho cơ thể

Khi nào nên tiêm phòng vắc xin uốn ván?

  • Trong khoảng thời gian từ 2 - 4 tháng trẻ sơ sinh sẽ được tiêm 3 mũi vắc xin đầu tiên, đến 18 tháng trẻ sẽ được tiêm mũi nhắc lại.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh nở từ 15 - 35 tuổi, mặc dù đã được tiêm vào lúc nhỏ nhưng vắc xin phòng uốn ván không tạo ra kháng thể suốt đời nên cần tiêm nhắc lại để đảm bảo an toàn.

Trên đây là những thông tin về bệnh uốn ván và đối tượng nên tiêm vắc xin phòng uốn ván. Bách Hóa XANH hy vọng bài viết trên sẽ bổ ích với bạn.

Nguồn: Trung tâm tiêm chủng VNVC

Từ khóa: Bệnh uốn ván là gì? Đối tượng nào nên tiêm vắc xin phòng uốn ván?bệnh uốn vánbệnh uốn ván là gìđối tượng nào nên tiêm vắc xin phòng uốn vántiêm vắc xin phòng uốn vánbệnh uốn vánbệnh uốn ván là gìđối tượng nào nên tiêm vắc xin phòng uốn vántiêm vắc xin phòng uốn ván