Bệnh Thalassemia - thiếu máu nhưng thừa sắt ở trẻ có nguy hiểm không?
Bệnh Thalassemia, thiếu máu và thừa sắt là một trong những bệnh bẩm sinh có nguy cơ gặp phải cao. Cùng tìm hiểu những nguy hiểm của căn bệnh này ở trẻ.
Bệnh Thalassemia hay còn gọi là bệnh tan máu bẩm sinh thường do gen di truyền gây ra. Đây là một căn bệnh tốn nhiều chi phí và thời gian để điều trị. Nếu không điều trị sớm sẽ gây nguy hiểm cho trẻ và thậm chí tử vong. Cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu chi tiết về căn bệnh Bệnh Thalassemia nhé!
1
Dấu hiệu của trẻ mắc hiện tượng thiếu máu nhưng thừa sắt?
Đây là một hiện tượng lượng sắt trong cơ thể tăng cao hơn so với mức cần thiết, lượng sắt của người bệnh hấp thu sẽ gấp 3 lần so với người bình thường. Khi đó, ruột sẽ không thể điều hòa hàm lượng sắt cần thiết và gan cũng bị tích tụ một lượng sắt lớn gây nhiễm sắt, lâu dần sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.
Một số biểu hiện của trẻ khi mắc hiện tượng thiếu máu nhưng thừa sắt như sau:
- Cơ thể mệt mỏi, ốm yếu: Quá trình hấp thụ dinh dưỡng của trẻ bị thừa sắt sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, trẻ có thể bị sụt cân, suy dinh dưỡng, chậm lớn hơn những đứa trẻ khác.
- Da sạm đen, tối màu: Quá trình vận chuyển máu đến các mô bị đình trệ trong tế bào da của các bé sẽ khiến da trở nên sạm đen và nhạy cảm với bức xạ tia UV.
- Trẻ thường bị đau khớp: Do lượng sắt tích trữ trong khớpquá lớn. Thời gian dài sẽ gây tổn thương đến mô, viêm khớp… dẫn đến các khớp của bé bị đau nhức.
- Trẻ bị đau bụng mà không rõ nguyên nhân: Theo các chuyên gia, trẻ thường xuyên bị đau bụng, táo bón và đầy bụng mà không rõ nguyên nhân là triệu chứng thường gặp nhất do đường ruột là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất khi thừa sắt.
- Sức đề kháng yếu: Hệ miễn dịch của trẻ mắc phải bệnh lý thiếu máu nhưng thừa sắt sẽ bị suy giảm, trẻ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính.
- Trẻ thường xuyên căng thẳng, cáu giận: Căng thẳng, lo lắng, giận dữ và sợ hãi mọi người là dấu hiệu thừa sắt bẩm sinh mà mẹ cần quan sát. Vì ở giai đoạn này bệnh đã rất nặng và tấn công vào các dây thần kinh khiến bé mệt mỏi, vật vã.
Ở những giai đoạn cuối của bệnh, trẻ còn có thể bị tiểu đường và suy tim. Nguyên nhân là do quá trình tổng hợp insulin bị ảnh hưởng khiến đường huyết trong cơ thể tăng cao và lực dẫn điện của tim bị cản trở, rất khó để máu bơm đến tim.
2
Trẻ thiếu máu nhưng thừa chất do căn bệnh Thalassemia
Bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) là một trong những căn bệnh liên quan đến sự bất thường của gen di truyền. Nguyên nhân là sự thiếu hụt khi cơ thể tổng hợp một chuỗi globin trong hồng cầu.
Cụ thể hơn, đây là bệnh lý xuất hiện khi một trong hai sắc huyết sắc tố hồng cầu bị thiếu hụt, cơ thể sẽ tạo ra một dạng hemoglobin bất thường, từ đó làm thay đổi đặc tính của hồng cầu, trở nên dễ vỡ (tan máu). Đặc điểm nổi bật nhất của bệnh này là triệu chứng thiếu máu và thừa sắt, gây ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể.
Trẻ bị mắc bệnh nặng trở nên xanh xao, da và củng mạc (tròng trắng mắt) bị vàng và thể chất kém cỏi, chậm phát triển. Nếu được truyền đủ máu, chúng vẫn có thể phát triển bình thường đến 10 tuổi.
Tuy nhiên, sau 10 tuổi trẻ sẽ có những biến chứng thường gặp của bệnh thiếu máu và thừa sắt . Đến ngoài 20, những biến chứng sẽ dần nghiêm trọng hơn, có thể mắc một số bệnh như: Suy tim, đái tháo đường, xơ gan,…
Theo các bác sĩ, những bệnh nhân mắc bệnh Thalassemia cần được truyền máu và dùng thuốc thải sắt suốt đời. Nếu không được truyền máu và thải sắt đầy đủ, bệnh nhân chỉ sống được dưới 10 năm.
3
Thalassemia nguy hiểm đến mức nào?
Trước đây, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã phải mở hội thảo nhằm thảo luận và tìm giải pháp cho căn bệnh Thalassemia. Điều đó cũng đã phần nào chứng minh được mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của căn bệnh này.
Theo thống kê hiện nay, nước ta có khoảng 20.000 người bị bệnh Thalassemia và cần được điều trị. Tất cả những bệnh nhân này đều cần phải được truyền máu và dùng thuốc thải sắt suốt đời, rất tốn kém chi phí. Căn bệnh này cũng giảm khả năng lao động và sinh hoạt của người bệnh, khiến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Nếu không được phát hiện sớm, căn bệnh này còn có thể gây tử vong khi trở nặng. Hơn nữa, vì chi phí chữa trị đắt đỏ mà rất ít bệnh nhân có thể kiên trì điều trị đến cuối cùng mà chỉ điều trị cầm chừng, không thể đảm bảo sức khỏe.
Chính vì vậy, bệnh Thalassemia cực kỳ nguy hiểm đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, để giảm thiểu tối đa tỷ lệ trẻ sinh ra bị mắc bệnh Thalassemia, các bạn trẻ nên đến tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân và các cha mẹ cũng nên sàng lọc trước sinh.
Bài viết trên là những thông tin chi tiết về bệnh Thalassemia, thiếu máu nhưng thừa sắt ở trẻ mà Bách Hóa XANH đã tổng hợp được. Hy vọng những thông tin trên sẽ mang đến kiến thức bổ ích cho bạn.