Tip hay

Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Hiện nay loãng xương là triệu chứng thường xuyên xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau, cùng tìm hiểu những tác nhân gây ra bệnh loãng xương và cách phòng ngừa nhé.

Loãng xương là một dạng bệnh lý thường gặp ở người có dấu hiệu bị thoái hóa xương khớp, đặc biệt là người cao tuổi. Do đó, để biết được triệu chứng cụ thể và cách phòng ngừa là điều hết sức cần thiết. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu những thắc mắc liên quan về bệnh loãng xương nhé!

1 Bệnh loãng xương là gì?

Theo ThS.BS.CKI Đinh Phạm Thị Thúy Vân công tác tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, loãng xương hay giòn xương là tình trạng mật độ xương bị giảm dần theo thời gian khiến việc gãy xương có thể xảy ra bất kỳ lúc nào dù chỉ là chấn thương nhẹ.

Ngoài ra, người bị loãng xương có thể gặp tình trạng lún xẹp đốt sống khiến cho cột sống bị thoái hóa nhanh hơn và dẫn tới suy giảm khả năng vận động hoặc bị liệt vĩnh viễn.

Bệnh loãng xương là gì?Bệnh loãng xương là gì?

2 Dấu hiệu của bệnh loãng xương

Loãng xương thường xuất hiện khá âm thầm và khi người bệnh phát giác ra thì đã quá muộn. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết người bị loãng xương:

  • Đau nhức xương sống và cảm thấy như bị kim chích toàn thân gây nhói khó chịu.
  • Xuất hiện các cơn đau âm ỉ tại vùng hông, lưng, đầu gối và một số nơi chịu trọng lượng của cơ thể mỗi khi đứng lên, ngồi xuống hoặc cử động nhẹ.
  • Các cơn đau ở thắt lưng và hai bên mạn sườn đột ngột bùng phát khi vận động mạnh hoặc bất ngờ thay đổi tư thế.

Tất cả những dấu hiệu trên đều liên quan đến việc bị giảm mật độ xương và có thể kèm theo một số triệu chứng nguy hiểm như cao huyết áp, thoái hóa khớp, nhồi máu cơ tim,...

Dấu hiệu của bệnh loãng xươngDấu hiệu của bệnh loãng xương

3 Nguyên nhân gây loãng xương

Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới loãng xương là do tuổi tác, tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng lớn. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể tăng tỉ lệ mắc bệnh loãng xương như:

  • Không luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, lười vận động và chế độ ăn uống không lành mạnh thiếu các chất thiết yếu như vitamin D, canxi, omega-3,...
  • Liên tục sử dụng rượu, bia, các chất kích thích có hại cho cơ thể và một số loại thuốc chứa corticosteroid, heparin trong thời gian dài.
  • Suy giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ khi bước vào thời kỳ mãn kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, nam giới có nồng độ testosterone thấp cũng là tác nhân dẫn tới loãng xương.
  • Do phải thường xuyên lao động nặng, khuân vác đồ vật to nặng hằng ngày hoặc đã từng bị gãy xương.

Nguyên nhân gây loãng xươngNguyên nhân gây loãng xương

4 Cách điều trị loãng xương

Loãng xương là bệnh cần phải điều trị trong thời gian dài, do đó người bệnh phải tuân thủ các chỉ định của bác sĩ và phải kiểm tra mật độ xương định kỳ.

Để điều trị loãng xương, bệnh nhân thường phải kết hợp giữa hai phương pháp là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc.

  • Phương pháp sử dụng thuốc sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ chuyên môn, người bệnh cần bổ sung lượng canxi từ 1000 - 2000mg/ ngày và 800 - 100IU/ ngày đối với vitamin D. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thêm các loại thuốc như: Alendronate, Calcitonin, Zoledronic acid, Strontium ranelate,....
  • Đối với phương pháp không sử dụng thuốc, người bệnh sẽ phải tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh như bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, không ăn quá độ và không sử dụng các chất kích thích.

Bên cạnh đó, bệnh nhân bị loãng xương cần tập luyện thể dục thường xuyên, vận động nhiều hơn. Có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ như nẹp chỉnh hình để giảm sự đè nén lên cột sống, xương hông.

Cách điều trị loãng xươngCách điều trị loãng xương

5 Cách phòng ngừa loãng xương

Để phòng ngừa loãng xương hiệu quả, bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao với cường độ phù hợp và bổ sung những thực phẩm cũng như thuốc chứa canxi và vitamin D.
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá nhiều nhất có thể và tránh lạm dụng các loại thuốc giảm đau như corticoid.
  • Nên thường xuyên thăm khám và kiểm tra mật độ xương định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị.
  • Chú ý cẩn thận khi đi lại hoặc vận động mạnh.

Nên thường xuyên tập thể dụcNên thường xuyên tập thể dục

6 Cách chăm sóc người bệnh loãng xương

Khi chăm sóc người bệnh loãng xương, bạn có thể tham khảo các điều sau đây:

  • Trước khi tập luyện thể dục, thể thao, người bệnh nên khởi động trước khoảng 10 đến 20 phút bằng các động tác cử động nhẹ nhàng như đứng lên ngồi xuống, xoay các khớp tay và chân, tránh các động tác vận động mạnh. Sau khi tập xong, bạn nên để người bệnh thư giãn và hít thở đều khoảng 5 phút.
  • Nguyên tắc tiên quyết trong chế độ ăn uống của người bệnh loãng xương là bổ sung đầy đủ canxi, khoáng chất và vitamin D cũng như ưu tiên thực phẩm sạch. Đối với người lớn tuổi, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về các loại thuốc và thực phẩm chức năng cần thiết.
  • Trong sinh hoạt hằng ngày, bạn nên hạn chế nguy cơ té ngã cho người bệnh loãng xương như đảm bảo sàn nhà luôn khô ráo, ánh sáng đầy đủ, dìu người bệnh khi phải đi trên những đoạn đường trơn trượt hoặc trên cầu thang và thường xuyên dắt người bệnh đi tái khám.

Hạn chế nguy cơ té ngã cho người lớn tuổiHạn chế nguy cơ té ngã cho người lớn tuổi

Trên đây là chia sẻ của Tip Hay về căn bệnh loãng xương. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy thông tin bổ ích và chia sẻ cho những bệnh nhân đang có nguy cơ bị loãng xương nhé!

Nguồn: Tâm Anh Hospital

Từ khóa: Bệnh loãng xương là gì? Nguyên nhân triệu chứng và cách phòng ngừabệnh loãng xương là gìbệnh loãng xươngđiều trị loãng xươngloãng xương và cách điều trịtriệu chứng bệnh loãng xương