Bệnh đậu mùa khỉ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và tình dục như thế nào?
Bệnh đậu mùa khỉ ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và tình dục như thế nào là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau!
Bệnh đậu mùa khỉ là một trong những bệnh truyền nhiễm được nhiều chuyên gia đánh giá là nguy hiểm trong thời gian gần đây với tốc độ lây lan nhanh. Bệnh có thể lây lan dễ dàng qua việc tiếp xúc gần như da kề da, hôn, quan hệ tình dục,...do đó bạn cần đặc biệt chú ý để phòng tránh bệnh.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem đậu mùa khỉ ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe sinh sản và tình dục và những cách bảo vệ bản thân, người khác khỏi căn bệnh này nhé!
1
Rủi ro của bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai
Bất kì đối tượng nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu như có tiếp xúc gần với nguồn bệnh, từ trẻ em cho tới phụ nữ mang thai là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất nếu không may nhiễm bệnh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về những rủi ro mà bệnh đậu mùa khỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi, cũng như cách mà virus truyền sang bé ngay từ trong bụng hay đang bú mẹ.
Nhưng điều chắc chắn rằng việc mẹ bầu mắc bệnh đậu mùa khỉ trong lúc mang thai sẽ có ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, khi mang thai các mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc gần với những ai có nguy cơ bị đậu mùa khỉ để bảo vệ bản thân và em bé.
2
Người mắc bệnh đậu mùa khỉ có thể tiếp tục cho con bú không?
Sau khi sinh con, nếu bà bầu không may mắc bệnh đậu mùa khỉ thì có nên tiếp tục cho con bú sữa mẹ hay không là điều mà nhiều người quan tâm.
Theo đó, ngay khi đã có kết quả hoặc nghi ngờ bản thân mắc đậu mùa khỉ thì mẹ bầu nên cần có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những đánh giá rằng bạn có nên cho trẻ bú mẹ và đưa ra phương pháp bảo vệ cho bé.
Nếu trẻ vẫn có thể tiếp tục bú mẹ, tiếp xúc gần gũi thì bác sĩ sẽ tư vấn những cách để che vết thương, đeo khẩu trang và nhiều biện pháp khác để giảm nguy cơ lây nhiễm virus đến mức tối thiểu cho bé.
Còn về vấn đề virus đậu mùa khỉ có lây truyền cho bé qua sữa mẹ hay không thì WHO cho rằng còn phải nghiên cứu thêm.
3
Bệnh đậu mùa khỉ có lây truyền qua đường tình dục không?
Như đã nói, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua việc tiếp xúc gần ở bất kì đối tượng và bất kì hình thức nào như: Ôm, hôn, chạm, quan hệ tình dục,...với người mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Do đó những người gặp phải tình trạng phát ban, tổn thương da, nghi mắc đậu mùa khỉ thì nên hạn chế quan hệ tình dục trong thời gian này, cho đến khi được kiểm tra chính xác tình trạng bệnh.
Ngoài ra, một số biện pháp làm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ lây truyền qua đường tình dục được WHO khuyến cao bao gồm: Chung thủy với 1 bạn tình, sử dụng bao cao su, tránh tiếp xúc gần với bất cứ ai có triệu chứng của bệnh.
4
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị lây đậu mùa khỉ qua đường tình dục?
Bất kì đối tượng nào cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ca nhiễm bệnh đậu mùa khỉ được xác định là lây truyền bằng đường tình dục ở những nam giới quan hệ đồng giới.
Bởi việc tiếp xúc gần trong lúc quan hệ làm tăng nguy cơ bị phơi nhiễm cao hơn, khiến virus có thể lây sang đối phương nếu bản thân mắc bệnh.
Do đó, việc nâng cao ý thức để ngăn ngừa bệnh đậu mùa khỉ lây lan là điều cần thiết để bảo vệ mình và người khác được an toàn.
5
Cách bảo vệ bản thân và những người khác khỏi bệnh đậu mùa khỉ
Theo BS Lê Quang thông tin trên báo Sức khỏe và Đời sống, để giảm nguy cơ lây bệnh đậu mùa khỉ cho cộng đồng thì chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Thường xuyên vệ sinh, khử trùng môi trường nghi là nhiễm virus từ người mắc bệnh.
- Hạn chế tiếp xúc tối đa với người bị nghi ngờ hoặc đã mắc bệnh đậu mùa khỉ, cũng như tránh tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh.
- Sử dụng bao cao su để phòng ngừa khi quan hệ tình dục trong thời gian 12 tuần sau khi đã khỏi bệnh.
- Tự cách ly, hạn chế tiếp xúc với người khác khi xác định bản thân bị nhiễm bệnh.
Trên đây là những thông tin về bệnh đậu mùa khỉ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và tình dục từ WHO. Hy vọng bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc hiện tại của bạn!
Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống