Tip hay

Bệnh bạch hầu có lây không? Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?

Bệnh bạch hầu có lây không? Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?

Tính đến ngày 25/6/2020 đã ghi nhận 12 ca nhiễm bệnh bạch hầu tại 3 vùng của tỉnh Đắk Nông và 1 ca nhiễm bệnh ở TP.HCM, trong đó có 1 ca tử vong.

Theo thông tin của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: “Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra”.

Bệnh bạch hầu có lây không?

Bệnh bạch hầu có lây không?

Câu trả lời là “Có”. Bệnh bạch hầu thường lây qua đường hô hấp, do tiếp xúc với người bệnh hoặc người mang vi khuẩn bạch hầu, hoặc do tiếp xúc với chất bài tiết hoặc đồ vật có dính chất bài tiết của người bệnh.

Tham khảo thêmCác dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu

Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?

Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) thông tin rằng, bệnh bạch hầu có thể lây nhiễm ở mọi lứa tuổi. Tuy bệnh này sẽ không tái phát sau lần đầu mắc bệnh do sau đó cơ thể sẽ tự tạo cơ chế miễn dịch lâu dài, đây vẫn là căn bệnh nguy hiểm có thể gây chết người cần phải phòng tránh. Những đối tượng dễ bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhất đó là:

Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?

- Trẻ em dưới 15 tuổi và người lớn chưa được tiêm phòng vắc-xin bạch hầu.

- Những người sống trong điều kiện đông đúc, vệ sinh kém.

- Người trở về từ vùng dịch bạch hầu.

Việt Nam phát hiện ổ dịch bạch hầu

Việt Nam phát hiện ổ dịch bạch hầu

Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Đắk Nông cho biết, tính đến ngày 24/6, địa bàn tỉnh đã ghi nhận 3 ổ dịch bạch hầu, trong đó, 5 ca ở xã Quảng Hoà (1 ca tử vong), 4 ca ở huyện Krông Nô và 3 ca ở huyện Đắk Glong. Hiện tại, tỉnh Đắk Nông đã thực hiện khoanh vùng và cách ly các khu vực có dịch, các bệnh nhân cũng đang được theo dõi và chữa trị.

Hơn nữa, Thành phố Hồ Chí Minh cũng ghi nhận một trường hợp bệnh nhân nam 20 tuổi nhiễm vi khuẩn bạch hầu, hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM).

Trẻ em nên tiêm phòng vắc-xin bệnh bạch hầu theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng của Bộ Y tế, còn người lớn nên tái tiêm phòng vắc-xin bạch hầu sau mỗi 10 năm để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình bạn nhé!

Xem thêm:

>> Bệnh bạch hầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh

>> Bệnh bạch hầu lây lan qua các con đường nào?

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Bệnh bạch hầu có lây không? Những ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu?bệnh bạch hầubệnh bạch hầu có lây khôngnhững ai dễ bị mắc bệnh bạch hầubệnh bạch hầubệnh bạch hầu có lây khôngnhững ai dễ bị mắc bệnh bạch hầu