Bé cần ăn bao nhiêu đạm mỗi ngày?
Nếu dư thừa chất đạm trong chế độ ăn của trẻ sẽ dẫn tới nguy cơ mắc các bệnh béo phì hay tiểu đường khi trẻ lớn lên, còn nếu thiếu chất đạm sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy trẻ cần bao nhiêu lượng đạm mỗi ngày để khỏe mạnh. Tip Hay sẽ giúp các bậc phụ huynh trả lời câu hỏi này qua thông tin sau.
1
Bé nên bổ sung hàm lượng đạm như thế nào?
Trung bình trong 100g thực phẩm sẽ có hàm lượng đạm khác nhau, cụ thể hơn: Thịt bò, lợn, gà sẽ dao động từ 20 – 21g đạm; hải sản (tính phần thịt) 16 – 18g; trứng gà hoặc vịt 13 – 14g. Nhu cầu đạm của các bé chiếm khoảng 10 – 15 % so với tổng năng lượng. Do đó, đối với các bé có độ tuổi từ 6 – 12 tháng cần khoảng 115 – 125g thịt, còn bé từ 1 – 2 tuổi cần tới 140 – 150 g thịt.
Tuy nhiên, hàm lượng đạm cũng có trong sữa, các loại đậu, rau củ, phô mai hay những thực phẩm khác. Do đó, các bé chỉ từ 6 – 12 tháng nên ăn từ 60 - 80g/ngày, còn bé từ 1 – 2 tuổi ăn từ 100 - 120g/ngày.
2
Đạm từ động vật hay đạm thực vật tốt hơn đối với trẻ em?
Chất đạm động vật có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm hoặc thủy hải sản. Chúng giàu Axit amin thiết yếu, có giá trị sinh học cao nhất là đạm trong sữa và trứng. Còn đạm thực vật có nguồn gốc từ các cây trồng như đỗ tương, đỗ xanh, đỗ đen, đỗ trắng, vừng, lạc.
Đạm thực vật có giá trị dinh dưỡng ít hơn động vật ở chỗ không có các Axit amin thiết yếu, hoặc chúng sắp xếp không cân đối. Do đó, với trẻ em nên ăn nhiều đạm động vật hơn, còn người già thì nên ăn nhiều đạm thực vật.
3
Nếu trẻ ăn quá nhiều đạm thì sẽ có chuyện gì xảy ra?
Bé thiếu chất đạm sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng, nhưng nếu ăn quá nhiều cũng không có lợi gì, ngược lại còn gây ra tình trạng khó tiêu, táo bón kéo dài và dẫn đến chán ăn. Trong quá trình tiêu hóa, chất đạm cũng sinh ra nhiều chất độc khiến gan và thận phải làm việc quá sức, điều này khiến cơ thể bé mệt mỏi.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cần cân đối tỉ lệ giữa chất đạm, đường, chất béo và Vitamin trong bữa ăn quan trọng để đạm được hấp thu tốt nhất. Cha mẹ không nên quá chú trọng vào chất đạm mà bỏ qua những nhóm dinh dưỡng khác.
Xem thêm: Những loại cá tốt cho bé ăn dặm
Thông tin vừa rồi đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về hàm lượng đạm từ thực vật, động vật từ đó bổ sung cho các bé đầy đủ, tránh được tình trạng dư thừa hoặc thiếu đạm. Chúc các mẹ và bé luôn vui khỏe!