Bé bị dằm, gai đâm nên làm gì? Cách lấy dằm cho bé đơn giản, hiệu quả
Bạn đừng quá lo lắng hay hoảng loạn khi bé con bị dằm hay gai đâm. Cùng tìm hiểu cách để lấy dằm cho bé cực đơn giản, mang lại hiệu quả cao nhé!
Nhiều bé con đang tập đi hay nghịch ngợm không muốn mang dép dẫn đến tình trạng bị dằm hay gai đâm vào chân. Lúc này, các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh để sơ cứu cho bé. Cùng Tip Hay tìm hiểu về các cách lấy dằm cho bé đơn giản tại nhà cực kỳ hiệu quả nhé!
Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.
1
Trẻ bị dằm, gai đâm có nguy hiểm không?
Nếu trẻ đã được tiêm ngừa uốn ván trước đó thì việc bị dằm hay gai đâm có thể tạm xem như không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với những bé chưa được tiêm uốn ván hay liều uốn ván đã hết tác dụng thì khi bị dằm đâm có khả năng bị uốn ván rất cao. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm vi khuẩn uốn ván qua đường máu thông qua những vết thương hở.
Các bậc phụ huynh cần cho con tiêm phòng uốn ván theo định kỳ vào 4 giai đoạn:
- Khoảng 2, 4 và 6 tháng tuổi
- Khoảng 15 đến 18 tháng tuổi
- Từ 4 - 6 tuổi
- Từ 11 - 13 tuổi
- Sau đó nên tiêm phòng lại khoảng 10 năm một lần
2
Cách lấy dằm cho bé đơn giản tại nhà
Một số cách lấy dằm hay gai đâm tại nhà đơn giản mà hiệu quả cho bé như sau:
Sử dụng nhíp và kim
Khi việc lấy trực tiếp bằng nhíp và kim không mang lại hiệu quả, bạn có thể thử một số phương pháp thay thế khác như sau:
Sử dụng baking soda
Khi dằm đâm vào da bé không thể nhìn thấy, bạn có thể sử dụng đến baking soda trộn với nước thành hỗn hợp sệt rồi thoa lên vùng da bị thương trong vòng 24 giờ. Đến lúc này, bạn hãy bóc phần baking soda lên và phần dằm đâm sẽ xuất hiện, dùng nhíp để gắp chúng ra một cách dễ dàng.
Nếu sau 24 giờ dằm vẫn chưa trồi lên thì bạn hãy thực hiện biện pháp này thêm 24 giờ nữa. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý lấy dằm ra thật cẩn thận để không làm bé bị nhiễm trùng.
Sử dụng băng dính
Bạn có thể dán một miếng băng dính lên vùng dằm đâm. Khi gỡ ra, phần dằm sẽ có khả năng dính vào băng keo và được lấy ra ngoài. Đây có thể được xem là biện pháp nhanh gọn để lấy dằm ra khỏi da bé.
Sử dụng hồ dán
Bạn có thể sử dụng hồ dán thoa lên vùng dằm đâm, chờ keo khô rồi lột ra. Lúc này, dằm đâm sẽ dính theo phần keo rồi được lấy ra ngoài.
3
Khi nào nên đưa bé bị dằm, gai đâm gặp bác sĩ?
Bạn nên đưa bé đi gặp bác sĩ khi bé chưa được tiêm phòng uốn ván vì sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt, nếu chỗ bị dằm đâm có dấu hiệu bị sưng tấy, đỏ ửng và lên mủ thì hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ ngay. Vì rất có thể đây là báo động của việc vết thương bị nhiễm trùng.
4
Cách ngăn ngừa trẻ bị dằm, gai đâm
Để hạn chế hết sức có thể việc trẻ bị dằm hay gai đâm, bạn cần thận trọng lưu ý các điều sau:
- Khuyến khích bé mang giày, dép khi đi ra ngoài. Tuyệt đối không cho trẻ để chân không đi ra ngoài vì có khả năng bị dằm đâm rất cao, đồng thời tạo cho bé thói quen không muốn mang dép
- Nếu trong nhà có vật dụng bị bể, đổ thì bạn nên dọn dẹp thật sạch sẽ
- Không cho trẻ sử dụng đũa, muỗng bằng chất liệu tre của loại sử dụng một lần. Vì loại đũa này thường được chuốt rất cẩu thả, dễ đâm vào tay bé
- Các vật dụng bằng gỗ trong nhà đều phải được mài trơn láng
- Kiểm tra khu vực vui chơi của bé không có vật dụng nhọn hay mảnh vụn
- Tránh để trẻ đi đến các bụi gai
Trên đây là thông tin về việc bé bị dằm hay gai đâm và cách xử lý đơn giản mà hiệu quả cho các bậc phụ huynh. Bạn hãy lưu lại và áp dụng vào trường hợp khẩn cấp để sơ cứu bé con đúng cách, tránh bị nhiễm trùng về sau nhé!
Nguồn: Marrybaby.vn