Bé ăn xúc xích có tốt không?
Xúc xích là món khoái khẩu của rất nhiều bé, và cũng là món ăn nhẹ cho bé được ba mẹ ưa chọn. Nhưng với bé, việc ăn nhiều xúc xích có tốt không, có gây hại như thế nào, cho be ăn thế nào để an toàn... Ba mẹ cùng tìm hiểu nào!
Xúc xích được làm từ nhiều loại thịt và được tẩm ướp gia vị thơm ngon vì thế được rất nhiều bé yêu thích. Tuy nhiên việc ăn xúc xích có thật sự tốt cho bé?
Nếu bạn vẫn đang đi tìm câu trả lời thì hãy để Tip Hay giải đáp qua bài viết này nhé!
1
Xúc xích - món ăn nhẹ giàu năng lượng
Thành phần của xúc xích có khoảng 10% thịt tự nhiên, 30% mỡ động vật, da và thịt gia cầm. Phần còn lại là tinh bột, bột mì, nhũ của đạm và chất béo, các chất ổn định đạm, dầu thực vật và nước.
Với hàm lượng chất béo khá cao như thế, xúc xích cung cấp khá nhiều năng lượng cho trẻ nhỏ. Cũng ngẫu nhiên vì thế mà xúc xích dùng cho bé ăn sáng hay cho các bữa phụ lại cung cấp nguồn năng lượng tốt để vận động.
2
Tác hại khi cho bé ăn nhiều xúc xích
Thiếu chất, thừa năng lượng rỗng
Từ thành phần của xúc xích người dùng đều có thể thấy xúc xích là thực phẩm khá mất cân bằng về dinh dưỡng. Nó giàu năng lượng nhưng lại kém những chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của các bé. Chưa kể những chất phụ gia gây hại.
Ngoài ra, đạm dùng trong xúc xích là sự kết hợp từ đạm động vật (thường nuôi công nghiệp có khả năng chứa kháng sinh và hormone tăng trưởng) và đạm từ sữa, cùng với các chất phụ gia khác có nguy cơ gây dị ứng cho các bé (nhất là bé dị ứng đạm sữa bò), gây viêm dạ dày.
Chứa nhiều nitrate
Là loại muối dùng để bảo quản thực phẩm. Muối này khi vào cơ thể tham gia phản ứng oxy hóa ở dạ dày và đường ruột dưới tác dụng của men tiêu hóa sẽ sinh ra nitrite rất độc. Nó là 1 trong những nguyên nhân gây thiếu máu, ung thư, thậm chí tử vong cho người dùng.
Theo Vinmec, trẻ nhỏ ăn nhiều thực phẩm chứa nitrate dễ bị nhiễm độc khiến cơ thể xanh xao, ốm yếu, khó thở và nguy hiểm hơn là tử vong.
Gây nghiện
Có thể bạn chưa biết hoặc còn kém tin tưởng, nhưng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất tạo vị được dùng trong xúc xích có khả năng gây nghiện, đặc biệt với trẻ em.
Nhiều chất béo
Theo báo Lao Động, trong 100 g xúc xích chứa đến 26 g chất béo (chiếm 40% nhu cầu chất béo cơ thể trong 1 ngày). Vì thế bé ăn nhiều xúc xích có thể thừa chất béo và sinh ra nhiều bệnh nguy hiểm như béo phì, tim mạch, huyết áp...
Làm suy giảm hệ thống miễn dịch
Nguyên do, các chất hóa học có trong xúc xích khiến cơ thể đòi hỏi các cơ quan phải làm việc nhiều hơn để thải loại chúng. Dẫn đến kết quả hệ thống miễn dịch của trẻ bị suy yếu, khó chống lại sự nhiễm trùng ở bộ máy tiêu hóa, gây các bệnh tiêu hóa ở trẻ.
Quá nhiều muối
Tính trong 100 g xúc xích:
-
Tổng lượng muối sodium (Natri) là 1g, tương đương 45% nhu cầu của cơ thể/ngày.
-
Tổng lượng muối potasium (Kali) là 152 mg, tương đương 4% nhu cầu cơ thể/ngày.
Như vậy xúc xích không chỉ chứa quá nhiều muối mà còn là sự mất cân đối giữa muối natri và kali khiến tăng nguy cơ huyết áp cao, tim mạch, bị phù do thừa muối, trữ nước trong cơ thể.
Ắt hẳn ba mẹ không hề muốn con dung nạp 1 lượng muối quá lớn trong ngày chỉ với 1 chút thực phẩm ăn nhẹ như thế!
Nguy cơ từ thực phẩm kém chất lượng
Cuối cùng, không kém phần nguy hại đó là khả năng bé dùng phải xúc xích kém chất lượng, sản phẩm nhái thương hiệu, sản phẩm không có nhãn mác hay không rõ nguồn gốc và thành phần.
Bất kỳ là sản phẩm gì thì một khi đã kém chất lượng đều để lại nhiều nguy cơ đến sức khỏe của người dùng.
3
Cách ăn xúc xích không gây hại cho sức khỏe
Với một người trưởng thành nặng 50kg có thể tiêu thụ 3mg nitrit mỗi ngày và có thể tiêu thụ 100 gram sản phẩm thịt chế biến mỗi ngày. Tức là tiêu thụ hàng ngày không được vượt quá 2 cây xúc xích. Đối với bé nặng 25kg chỉ ăn tối đa 1 cây xúc xích 50gr mỗi ngày thôi nhé.
Khi cho bé ăn xúc xích, bạn cần bổ sung thêm các loại rau củ, trái cây và vitamin để cân bằng lại dinh dưỡng cho bé nhé.
Để đảm bảo an toàn bạn nên mua xúc xích ở các thương hiệu lớn và uy tín như xúc xích winner, xúc xích heo tiệt trùng C.P,... tại các các cửa hàng, siêu thị lớn hoặc hệ thống bán lẻ Tip Hay.
Nếu bé nhà bạn cũng thích ăn xúc xích và nghiện xúc xích, hy vọng bạn sẽ có hướng điều chỉnh sử dụng hợp lý, vừa phải cho bé để bé vẫn được ăn món ưa thích mà ít ảnh hưởng nhất tới sức khỏe nhé!
Nguồn: Vinmec, báo Lao Động