Bánh cống là gì? Bánh cống đặc sản ở đâu?
Nếu bạn đang tìm hiểu bánh cống là gì? Bánh cống đặc sản ở đâu thì hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Bánh cống là một trong những món ăn ở tỉnh Sóc Trăng, miền Tây Việt Nam. Hôm nay Tip Hay sẽ bật mí cho các bạn bánh cống là gì? Bánh cống đặc sản ở đâu?
1
Nguồn gốc của bánh cống
Bánh cống còn có tên gọi khác là bánh cóng, là một trong những món ăn nổi tiếng và có nguồn gốc từ đồng bào Khmer Nam Bộ của tỉnh Sóc Trăng.
Nhưng có nhiều người cho rằng bánh cống có xuất xứ từ Trung Quốc do một số người Triều Châu di cư đến và truyền lại cho người đồng bào Khmer với tên gọi là bánh sền hoặc là bánh sầy. Trong quá trình giao lưu văn hóa thì đặc điểm của bánh có chút thay đổi.
2
Bánh cống - đặc sản ở đâu?
Bánh cống là món ăn đặc sản của người Khmer Nam Bộ. Cách đổ bánh cũng giống như cách làm bánh tôm Hồ Tây của Hà Nội. Bánh hấp dẫn thực khách bởi vẻ ngoài đặc biệt và hương vị thơm ngon ăn kèm với các loại rau xanh và nước mắm chua ngọt.
3
Bánh cống làm từ bột gì? Hương vị ra sao?
Nguyên liệu chính để làm bánh cống là bột, đậu xanh và tôm. Phần bột bánh gồm 3 phần gạo, 1 phần nếp đem ngâm rồi đem xay mịn.
Sau khi xay phần gạo và nếp người ta cho thêm ⅓ bột mì loại ngon rồi cho thêm nước, hành lá hoặc ngò rí cắt nhỏ và các gia vị như đường, một lượng nhỏ muối,...Đặc biệt là hỗn hợp bột bánh cống không lỏng như bột bánh xèo.
Bánh cống của Sóc Trăng đúng điệu sẽ có màu vàng hơi sẫm, có mùi thơm nức mũi và cực kỳ hấp dẫn. Bánh không quá lớn, ở trên mặt bánh có 1 con tôm nằm cuộn mình.
Cắn vào một miếng bạn sẽ cảm nhận được bánh giòn bên ngoài và mềm bên trong, vị béo bùi của đậu xanh, thịt heo băm nhuyễn và vị ngọt thanh của củ sắn,... ăn kèm với rau xanh và nước mắm tỏi ớt chua ngọt. Tất cả hòa quyện với nhau tạo nên món bánh cống đặc sản ngon tuyệt.
4
Cách làm bánh cống giòn thơm, đơn giản tại nhà không cần dùng khuôn
15 phút Chuẩn bị
15 phút Dành cho
2 - 3 người
Nguyên liệu làm bánh cống
- 150g củ sắn
- 80g bột mì đa dụng
- 40g bột gạo
- 20g bột nếp
- 10g bột năng
- Hành lá, ngò rí
- 200ml nước
- Gia vị ướp thịt bò
- Ớt khô sa tế
- Đường, hạt nêm, bột ngọt
- Dầu ăn
Cách làm món bánh công
Cho 80g bột mì đa dụng, 40g bột gạo, 20g bột nếp,10g bột năng vào thau cùng với 2 muỗng cà phê hạt nêm, ⅔ muỗng cà phê bột ngọt, 1 muỗng rưỡi cà phê đường rồi trộn đều và cho nước từ từ vào cho đến khi bột sệt. Tán bột đều tay để bột dẻo và không bị vón cục.
Sau đó cho vào bột ngò rí và hành lá đã băm nhuyễn, 1 muỗng cà phê sate hoặc có thể cho theo sở thích của bạn, 1 muỗng rưỡi cà phê gia vị ướp thịt bò. Trộn đều và để bột nghỉ khoảng 5 phút để các gia vị hòa tan rồi cho củ sắn vào.
Chuẩn bị 1 cái chảo chống dính, cho dầu vào xâm xấp mặt chảo. Khi dầu đã nóng thì cho hết bột vào và tán đều ra. Lưu ý là chiên bột ở lửa vừa.
Khi bánh đã có hình thì bạn cắt ra và trở bánh. Bạn chiên đến khi bánh vàng vừa, giòn ở ngoài và mềm ở trong thì vớt ra và để ráo dầu.
Miếng bánh cống giòn ở bên ngoài, mềm ở bên trong, các gia vị hòa quyện với nhau tạo nên món bánh cống ngon tuyệt. Các bạn có thể ăn không hoặc ăn kèm với bún, rau sống và nước mắm chua ngọt đều được nhé!
Như vậy Tip Hay đã bật mí cho các bạn bánh cống là gì? Bánh cống đặc sản ở đâu? Hy vọng qua bài viết này các bạn có thể thực hiện thành công món bánh cống này nhé!
Xem thêm:
>> Bánh khúc đặc sản ở đâu? Đặc điểm của bánh khúc là gì?
>> Cách làm khâu nhục, đặc sản miền núi Lạng Sơn