Bạn dùng nước súc miệng thế nào, có đúng chưa?
Súc miệng qua loa rồi nhổ bỏ, dùng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng, dùng nó như "thuốc" trị hôi miệng,... Bạn thuộc nhóm người dùng nào? Xem thử lợi hại thực hư của cách dùng nhé!
1
Không nên súc qua loa rồi nhổ bỏ
Bạn cảm thấy như thế đã đủ sạch, đủ tống hết cặn thức ăn thừa trong miệng và giúp miệng bớt mùi hôi hay mùi đồ ăn.
Nhưng để nước súc miệng thực sự phát huy hết hiệu quả, nó cần được lưu giữ trong miệng ít nhất 30 giây.
Bạn cần ngậm 1 ngụm nước súc miệng, súc đảo hàm bên trái, hàm bên phải, bên trên, bên dưới, sau đó mới nhổ ra. Như thế, các hoạt chất và tinh chất trong nước súc miệng mới đủ thời gian và điều kiện để tiếp cận và làm sạch thơm hiệu quả răng miệng.
Nước súc miệng cần 30 giây để phát huy tác dụng
2
Cách dùng nước súc miệng đúng cách sau khi đánh răng
Bạn nghĩ như thế sẽ làm răng trắng sạch hơn, bảo vệ răng tốt hơn. Nhưng thực tế, cách làm này lại giảm hiệu quả bảo vệ răng miệng vốn có khi dùng kem đánh răng.
Nguyên do, khả năng bám dính của lớp flouride trong nước súc miệng kém hơn flouride trong kem đánh răng.
Nếu ngay sau khi đánh răng mà bạn dùng nước súc miệng, lớp flouride bảo vệ răng chắc chắn của kem đánh răng nhanh chóng được thay thế bằng lớp flouride lỏng lẻo hơn của nước súc miệng.
Vì vậy, để không phản hay giảm tác dụng, bạn nên dùng nước súc miệng giữa các lần đánh răng sẽ gia tăng hiệu quả diệt khuẩn và làm sạch thơm răng miệng.
Nước dụng miệng không nên dùng ngay sau khi đánh răng
3
Cách sử dụng nước súc miệng trị hôi miệng
Bạn cảm thấy nước súc miệng làm miệng giảm mùi hôi, thơm tho dễ chịu hơn, và dùng nó khi có các dấu hiệu bị hôi miệng.
Thực tế, hôi miệng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, không chỉ do thực phẩm, mà còn do bệnh như viêm nướu, sâu răng, viêm họng, viêm loét dạ dày,...
Vậy nước súc miệng chỉ giúp giải quyết tạm thời tình trạng hôi miệng, còn muốn dứt điểm, bạn phải xác định đúng nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
Nước súc miệng không phải "thuốc" trị hôi miệng
4
Nước súc miệng hoàn toàn vô hại, dùng sao cũng được
Thực tế, trong thành phần của nhiều nước súc miệng có chứa cồn và H2O2 (oxy già) có thể gây kích ứng hay khô miệng.
Ngoài ra, các chất kháng khuẩn hay chống tạo mảng bám trong nước súc miệng nếu ở nồng độ cao cũng có thể gây kích ứng, dị ứng cho người dùng,...
Người dùng nên tìm chọn sản phẩm chất lượng, và nhớ sử dụng theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
Một số nước súc miệng có thể gây kích ứng
5
Chọn dùng nước súc miệng nào cũng được, cho hiệu quả như nhau
Bạn nên biết, nước súc miệng có thể được chia thành 2 nhóm: nước súc miệng cho hơi thở thơm tho và nước súc miệng chứa thành phần trị bệnh (như chlorhexidine, cetylpyridinium chloride và fluoride).
Mỗi người tương thích với 1 loại nước súc miệng nhất định