Bạn đã biết tư thế nào uống thuốc hiệu quả nhất chưa?
Liệu bạn có biết rằng uống thuốc cũng cần phải uống ở tư thế đúng chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Bách Hóa XANH tìm hiểu về tư thế uống thuốc hiệu quả nhất.
Việc uống thuốc đôi khi sẽ mang đến những cơn khó chịu, tác dụng phụ không mong muốn. Và bạn có thể giảm thiểu những vấn đề này bằng việc thay đổi tư thế uống thuốc về tư thế đúng, phù hợp với những loại thuốc mà bạn sử dụng. Cùng tìm hiểu tư thế uống thuốc hiệu quả cho từng loại thuốc qua bài viết nhé!
1
Tư thế uống thuốc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc như thế nào?
Khi bạn uống thuốc, viên thuốc sẽ di chuyển từ cổ họng đến dạ dày và hoà tan giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ. Thuốc thường được hấp thụ tại ruột non nhưng vẫn có một số thuốc có thể hấp thụ trong dạ dày như aspirin.
Độ hiệu quả của thuốc có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tốc độ phân huỷ của thuốc, tốc độ di chuyển từ dạ dày đến ruột non hoặc lượng thực phẩm, thức uống đã được tiêu thụ trước khi uống thuốc,…
Theo nghiên cứu từ trường Đại học Johns Hopkins, khi uống thuốc ở tư thế đúng thì có thể cải thiện tốc độ hấp thụ và độ hiệu quả của thuốc.
2
Các tư thế uống thuốc hiệu quả
Tư thế đứng nghiêng về bên phải 45 độ
Đối với các loại thuốc như thuốc giảm đau hay thuốc trị cơn đau tim, ta sẽ cần tốc độ hấp thụ và hiệu quả diễn ra nhanh hơn đối với các thuốc khác. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm các tư thế uống thuốc khác nhau nhằm xem sự ảnh hưởng của các tư thế đến việc cơ thể hấp thụ thuốc bằng cách sử dụng mô phỏng máy tính.
Thông qua đó cho thấy rằng, tư thế đứng nghiêng người về bên phải 45 độ sẽ giúp cho thuốc hấp thụ và có hiệu lực sớm hơn.
Tư thế ngồi hoặc đứng giảm khó chịu khi uống thuốc
Đối với các loại thuốc có thể mang đến các tác dụng phụ như ợ chua chẳng hạn như thuốc chống viêm steroid (ibuprofen, diclofenac, chất bổ sung sắt,...) ta có thể áp dụng tư thế ngồi hoặc đứng để giảm những cơn trào ngược axit dạ dày.
Những loại thuốc có khả năng gây kích ứng cổ họng, có thể làm hỏng niêm mạc bảo vệ thực quản, dạ dày, gây viêm, kích ứng như kháng sinh doxycycline, bisphosphonates (risedronate và alendronate), cũng có thể áp dụng tư thế này.
Tư thế ngồi hoặc đứng ngoài giúp giảm khó chịu khi uống thuốc, tránh thuốc bị mắc lại, còn giúp tăng tốc độ hấp thụ của thuốc vào cơ thể.
Tư thế nằm uống thuốc giảm tác dụng phụ của thuốc tim mạch
Các chuyên gia đưa lời khuyên rằng bệnh nhân nên ngồi hoặc nằm trước khi sử dụng thuốc xịt dưới lưỡi, thuốc kê đơn cho bệnh nhân đau thắt ngực để tránh tình trạng tụt huyết áp do tác dụng phụ của thuốc.
Với những bệnh nhân sử dụng các thuốc điều trị tim mạch khác, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, các loại thuốc này có thể mang đến những cơn chóng mặt bất chợt. Tuy vậy không bắt buộc phải nằm khi uống thuốc, nhưng nếu cảm thấy chóng mặt thì người bệnh nên ngồi hoặc nằm xuống và đứng dậy một cách chậm rãi.
Với những loại thuốc khiến người bệnh thấy buồn ngủ sau khi dùng như thuốc ngủ, thuốc giảm đau liều mạnh, thuốc điều trị bệnh tâm thần, một số loại thuốc động kinh,... không cần phải nằm khi dùng, nhưng nếu uống thuốc ở tư thế này sẽ giúp cơ thể hạn chế được những tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt.
3
Một số lưu ý khi uống thuốc
-
Cần uống thuốc tuân thủ theo chỉ định, đúng liều lượng, thời gian mà bác sĩ đã kê đơn.
-
Không dùng thuốc của người khác.
-
Nếu gặp phải tác dụng phụ trong quá trình sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
-
Không tự dừng sử dụng thuốc.
Tham khảo:
7 sai lầm thường gặp khi uống thuốc mà bạn cần khắc phục
Qua bài viết về tư thế uống thuốc hiệu quả nhất, Bách Hóa XANH mong rằng bạn đã tìm hiểu thêm được tư thế uống thuốc đúng, nhằm giảm khó chịu cũng như giúp cơ thể hấp thụ thuốc dễ dàng hơn.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống