Tip hay

Bác sĩ Nhi khoa nói gì về thông tin trẻ biết đi sớm bị chân vòng kiềng

Bác sĩ Nhi khoa nói gì về thông tin trẻ biết đi sớm bị chân vòng kiềng

Thông tin về đứa bé buộc phải bó chân chỉnh hình vì chân vòng kiềng đã khiến nhiều bà mẹ hết sức lo lắng. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào và bác sĩ nói gì về vấn đề này?

Việc các bà mẹ quan tâm đến sức khỏe của con cái là một điều khá bình thường, và việc đọc được thông tin về đứa bé bị bó chân chỉnh hình bởi lý do chân vòng kiềng đã khiến không ít người lo lắng cho sức khỏe con của mình. Vậy thực hư chuyện này là như thế nào và các chuyên gia nói gì về hiện tượng này.

Con phải đi bó chân vì bị chân vòng kiềng

Gần đây trên mạng xã hội Facebook thì một tài khoản có tên là T.H đã đăng tải câu chuyện phải dẫn con trai của mình đi bó bột vì tập cho bé đi quá sớm dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng.

Cụ thể, chị có chia sẻ rằng chân của con trai chị thì thẳng lúc sinh ra, tuy nhiên một thời gian sau thì chị phát hiện chân của bé bị cong sau quá trình tập đứng chân. Sau đó, chị nhanh chóng liên hệ với bác sĩ ở Hải Phòng để tìm hướng giải quyết thì họ cho biết chị cần đưa con lên Hà Nội gấp tại vì con chị bị khoèo chân.

Sau khi thăm khám tại Hà Nội thì bé được kết luận là bị chân chữ O hay dễ hiểu hơn là chân vòng kiềng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng của bé là do chị T.H đã quá nôn nóng trong việc tập cho con đi quá sớm khi xương chưa phát triển hoàn thiện. Chị chia sẻ là chị đã cho con tập đứng và lân la di chuyển khi mà bé chỉ mới 8 tháng tuổi.

Bài đăng của chị T.H thu hút được nhiều sự tương tác từ cư dân mạngBài đăng của chị T.H thu hút được nhiều sự tương tác từ cư dân mạng

Ngoài ra, chị cũng nhận được lời khuyên từ bác sĩ thăm khám cho bé trai nhà chị như sau”

- Các bậc phụ huynh không cần quá nôn nóng để tập cho con biết đikhoảng thời gian tốt là từ 11 tháng tuổi và có thể tăng giảm tùy bé.

- Trong trường hợp này thì việc địu hay bế cắp nách sẽ không ảnh hưởng gì đến bé.

- Nhiều bậc phụ huynh cho rằng việc bổ sung canxi sẽ giúp bé đi được sớm hơn, tuy nhiên thực tế thì chúng không giúp ích được gì.

- Việc xử lý tình trạng chân vòng kiềng cho bé càng sớm sẽ giúp bé có thể phát triển toàn diện được chiều cao của trẻ.

- Ba mẹ không nên cổ vũ con đi quá sớm, và cũng nên quan sát chân của trẻ khi tập cho bé đi. Nếu thấy những hiện tượng bất thường như trường hợp con trai của chị T.H thì nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để tìm cách giải quyết phù hợp

Hình ảnh của bé trước khi được đi khám tại Hà NộiHình ảnh của bé trước khi được đi khám tại Hà Nội

Bài viết của chị cũng được đăng tải kèm với hình ảnh của con trai chị đang bị bó bột hai chân để chỉnh hình, và chị cũng chia sẻ thêm là bé phải giữ bột như thế này trong vòng ít nhất 2,5 tháng tiếp theo.

Ngay sau đó, bài viết đã được tương tác mạnh từ những bậc làm cha mẹ cùng với nhiều bình luận trái chiều, và đa số thể hiện sự lo lắng và hoang mang trước thông tin từ chị T.H. Trong khi đó, một số người lại cho rằng liệu có việc bé bị chân vòng kiềng khi tập cho trẻ đi quá sớm.

Sau đó, chị cũng chia sẻ thêm trong một bài đăng khác trên trang cá nhân của chị về tình trạng của con trai chị. Chị nhấn mạnh rằng đây là tình trạng của con trai chị chứ không đánh đồng tất cả, và bác sĩ nói với chị T.H là do chị đã tập cho bé đi quá sớm nên mới dẫn đến tình trạng này.

Bác sĩ nói gì về vấn đề này?

Hiện tượng chân vòng kiềng theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang là một điều hết sức bình thườngHiện tượng chân vòng kiềng theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang là một điều hết sức bình thường

Sau khi tin tức về vấn đề chân vòng kiềng được đăng tải trên mạng xã hội, bác sĩ Nguyễn Thanh Sang thuộc bệnh viện Nhi đồng Thành phố, Thành phố Hồ Chí Minh mặc dù không phải thuộc chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, nhưng sau khi tham khảo từ các nguồn tài liệu trong và ngoài nước và đọc tài liệu từ bác sĩ chấn thương chỉnh hình Huỳnh Mạnh Nhi cũng đã chia sẻ ý kiến của mình để nhiều người có thể hiểu được.

Cụ thể, theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang thì hiện tượng chân vòng kiềng là một hiện tượng sinh lý của cơ thể bé, và nó hình thành do việc bé nằm cuộn tròn trong tử cung của mẹ và cấu trúc xương của bé khi đó sẽ có hình vòng kiềng.

Và các bậc phụ huynh cũng cần biết rằng, khác với người lớn, nếu trẻ em chưa sẵn sàng để đi hay bò thì dù bạn có ép bé yêu đến mức nào thì bé cũng không thể thực hiện được. Vì vậy, việc bế bé lên trong quá trình bé đã đứng vững bằng 10 ngón chân sẽ khiến bé bị chân vòng kiềng là một điều không hợp lý. Bé sẽ từ chối đứng bằng cách phản kháng lại bởi khi ấy chân bé đang đau, vì khi ấy cấu trúc xương của bé cũng chưa đủ vững.

Thế nào là chân vòng kiềng sinh lý

Chân vòng kiềng chữ O và chân X là bình thường, và nếu khi gặp các bất thường về trục xương khi chụp X-quang thì cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩChân vòng kiềng chữ O và chân X là bình thường, và nếu khi gặp các bất thường về trục xương khi chụp X-quang thì cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ

Đối với trường hợp chân vòng kiềng chữ O hay còn biết là tới với tên Genu Varum thì đây là kiểu chân vòng kiềng sinh lý của các bé độ tuổi từ 1 - 2 tuổi. Còn đối với trường hợp Genu Valgum (chân vòng kiềng chữ X) thì đây là kiểu của nhóm trẻ có độ tuổi từ 3 - 4 tuổi. Và đến khi các bé lớn thì chân bé sẽ thẳng lại như người lớn, thông thường ở độ tuổi 6 - 7 tuổi.

Khi bạn thấy bé có chân hình vòng kiềng sinh lý hay không thì bạn nên kiểm tra là chúng có đối xứng với nhau hay không và khoảng cách giữa hai đầu mắt cá hoặc đầu gối có dưới 8cm hay không. Và trong trường hợp nghi ngờ là do bệnh lý thì khi đi thăm khám bác sĩ và được chụp X-quang thì bác sĩ sẽ kết luận là “có tổn thương mặt trong, đầu trên xương chày”.

Điều trị chân vòng kiềng

- Dựa vào những độ tuổi phía trên bạn xác định xem bé có phải là đang trong giai đoạn chân vòng kiềng sinh lý hay không, và nên theo dõi mỗi 6 tháng một lần khoảng cách giữa hai mắt cá hay là hai đầu gối.

- Nếu bé đang trong trạng thái chân vòng kiềng sinh lý chữ X hay chữ O thì bạn nên cẩn thận, tránh để bé tăng cân một cách đột ngột bởi việc này có thể khiến cấu trúc xương của bé bị ảnh hưởng.

- Nếu trong quá trình theo dõi mà khoảng cách giữa hai mắt cá chân hay là đầu gối ngày một càng xa (trên 8cm) hoặc khi bé đã đạt 6 - 7 tuổi mà chân bé vẫn chưa đứng thẳng được thì bạn nên đến các cơ sở y tế để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa.

Tham khảo ngay  mẹo chữa chân vòng kiềng an toàn hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám vào có pháp đồ điều trị tốt nhất.

Việc bế địu hay tập cho bé đi sớm thì không liên quan đến tình trạng chân vòng kiềng của béViệc bế địu hay tập cho bé đi sớm thì không liên quan đến tình trạng chân vòng kiềng của bé

Việc bạn tập cho bé đi quá sớm hay bế địu bé trong quá trình tập đi sẽ không ảnh hưởng gì đến tình trạng chân của bé, đồng thời cần phân biệt rằng tình trạng chân vòng kiềng của bé là do bệnh lý hay sinh lý. Hy vọng với những thông tin phía trên, bạn sẽ bớt hoang mang hơn về vấn đề này, và cũng sẽ có hướng giải quyết thích hợp khi bé rơi vào các tình trạng bất thường.

Đón xem nhiều bài viết về sức khoẻ tại chuyên mục Mẹ và bé.

Xem thêm:

>> Phẫu thuật kéo dài chân và một số điều bạn chưa biết

>> Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ bị chân vòng kiềng

>> Làm thế nào để trẻ em 0 - 3 tuổi phát triển chiều cao tốt nhất

Tham khảo: Afamily.vn

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: Bác sĩ Nhi khoa nói gì về thông tin trẻ biết đi sớm bị chân vòng kiềngchân còng kiềngtrẻ biết đi sớmchânchăm sóc trẻ