Tip hay

Bác sĩ khẳng định không phải lúc nào bị sốt cũng có hại cho sức khỏe

Bác sĩ khẳng định không phải lúc nào bị sốt cũng có hại cho sức khỏe

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta cảm thấy mệt mỏi mỗi khi cơn sốt tìm đến. Tuy nhiên, liệu bị sốt có hoàn toàn có hại cho sức khỏe hay ngược lại? Chúng ta có cần thiết phải tìm cách hạ sốt hay không? Hãy cùng tìm hiểu điều đó trong bài viết dưới đây.

Chúng ta đều không ít lần bị sốt trong cả vòng đời, và đủ sức để hiểu được cảm giác khó chịu, mệt mỏi đến dường nào của cơ thể mỗi khi cơn sốt tìm tới. Nhưng sốt thật sự có lợi nhiều hơn hại đó! Hãy cùng làm rõ trong bài viết dưới đây nhé.

1 Bị sốt là có lợi hay có hại cho sức khỏe?

Từ lâu, chúng ta đều cho rằng sốt như một loại bệnh, tuy nhiên theo các chuyên gia sốt có lợi cho cơ thể con người nhiều hơn là hại. Hãy cùng lý giải cụ thể hơn nhé!

Bị sốt là phản ứng miễn dịch của cơ thểBị sốt là phản ứng miễn dịch của cơ thể

Theo phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, “Sốt được hiểu chung là tình trạng thân nhiệt của cơ thể tăng cao hơn so với mức bình thường (khoảng 37 độ C). Và sốt chỉ là một trong những phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, để chống lại các tác nhân gây bệnh, thường là ký sinh trùng và virus”.

Khi bạn bị sốt, lúc này, bên trong cơ thể bạn, các phản ứng miễn dịch tăng cường hoạt động làm tăng khả năng miễn dịch và tiêu diệt mầm bệnh. Cơn sốt cũng giúp kích thích sự chuyển hóa trong tế bào và tạo điều kiện để tích lũy năng lượng dự trữ.

Bị sốt có lợi hơn có hại

Trong thực tế, các bác sĩ đã ứng dụng việc gây sốt nhân tạo để thúc đẩy quá trình điều trị trong một số trường hợp như điều trị sẹo lồi, sẹo co sau bỏng. Vì lúc này, sốt có khả năng ức chế quá trình tạo sẹo và làm mềm sẹo, hạn chế các tổn thương do chấn thương tủy sống...

Bị sốt quá cao thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe

Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận việc sốt cũng ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Đối với những trường hợp sốt cao, lượng kẽm và sắt trong máu bị giảm đáng kể, gây mất nước, rối loạn các chất điện giải, nguy hiểm hơn có thể khiến người bị sốt co giật, mê sảng, suy nội tạng.

Tham khảo thêm: 5  mẹo dân gian chữa sốt siêu vi tại nhà đơn giản, nhanh chóng

2  Có cần thiết phải tìm cách hạ sốt không?

Như đã trình bày ở trên, do bản chất của sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, chúng ta chỉ nên tìm cách hạ sốt khi cơ thể có nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên. Khi đó ta có thể thực hiện hoặc phối hợp nhiều cách  sau:

Sử dụng thuốc hạ sốt: Sử dụng thuốc có thể giúp người bị sốt cảm thấy dễ chịu hơn, giảm thân nhiệt. Tuy nhiên, chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, tránh lạm dụng.

Dùng thuốc hạ sốt

Đắp mát và tắm mát: Dùng khăn thấm một chút nước ấm (thấp hơn nhiệt độ cơ thể đang sốt một chút) xoa đều khắp bề mặt da cơ thể. Thân nhiệt sẽ giảm khi nước bốc hơi qua da.

Lưu ý: Không nên dùng khăn ướt hay nước lạnh.

Sử dụng miếng dán hạ sốt

Tăng bổ sung nước và điện giải: Khi bị sốt, cơ thể sẽ mất rất nhiều nước. Do đó, cần bổ sung các loại thực phẩm như sữa tươi, nước lọc, súp, nước trái cây, nước điện giải để hồi phục hệ miễn dịch.

Bổ sung nước khi bị sốt

Nghỉ ngơi: Khi sốt, chúng ta sẽ cảm thấy ê ẩm, nhức mỏi khắp người. Do đó hãy nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Mọi công việc, học tập có thể được thực hiện khi cơn sốt qua đi.

Nếu sau khi đã thử những cách trên mà không cảm thấy cơn sốt hạ, hãy đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nặng hơn.

Đến gặp bác sĩ nếu trường hợp sốt cao

Có thể thấy, ở một phần nào đó, sốt có những lợi ích đáng kể đối với sức khỏe chúng ta. Vào những lúc thời tiết thất thường, nhiệt độ nóng lạnh thay đổi liên tục như hiện nay, hãy luôn để ý, lắng nghe cơ thể của chính mình, và tìm cách điều chỉnh các hoạt động sống cho phù hợp để luôn khỏe mạnh và tràn đầy sức sống bạn nhé.

Từ khóa: Bác sĩ khẳng định không phải lúc nào bị sốt cũng có hại cho sức khỏesốtcơn sốtbị sốt có hại khôngbị sốt có hại sức khỏe khônghạ sốt có cần thiết không