Bác sĩ chỉ ra khung giờ dễ bị đột quỵ nhất trong ngày mà mọi người cần cẩn trọng
Nguyên nhân chết vì đột quỵ xảy ra ngày càng nhiều, dưới đây là các khung giờ dễ bị đột quỵ nhất trong ngày bác sĩ đã chỉ ra mà tất cả mọi người cần cẩn trọng để bảo vệ sức khỏe chính mình.
Bệnh đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong cao và có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào và bất kỳ lúc nào, bác sĩ cũng đã chỉ ra khung giờ dễ gây đột quỵ nhất trong ngày, hãy theo dõi bài viết sau để biết về nguyên nhân và dấu hiệu đột quỵ giúp mọi người có thể cẩn trọng hơn.
Khung giờ dễ gây đột quỵ
Chứng đột quỵ hay còn gọi là bệnh tai biến mạch máu não, bệnh có thể xảy ra ngay khi bạn đang ngủ, đang làm việc hoặc đang vui chơi,... Một số dấu hiệu để nhận biết cơn tai biến như tê tay chân đột ngột, liệt nửa mặt, đau đầu không rõ nguyên nhân, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh van tim, suy tim,...
Qua nghiên cứu 2 năm về chứng đột quỵ thì các bác sĩ khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã cho biết có hơn 60% bệnh nhân mắc bệnh đột quỵ vào buổi sáng sớm.
Đột quỵ có thể xảy ra lúc 3h sáng vì đây là thời điểm huyết áp xuống thấp.
Lúc 4-8h sáng, đây là thời điểm có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ cao nhất là bởi 2 lý do sau:
Do thay đổi hormon và huyết áp của người bệnh: Nồng độ các hormon sẽ thay đổi khi buổi sáng thức dậy từ tư thế nằm chuyển sang vận động nên sẽ gây ra tình trạng tăng nhịp tim, tăng huyết áp và tăng trưởng lực của động mạch. Bên cạnh đó, cơ thể mất đi một lượng nước tương đối lớn sau một đêm làm máu cô đặc hơn và tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi.
Khi huyết áp tăng thì nhu cầu oxy cho cơ tim cũng sẽ tăng chính vì thế cơ tim không được ổn định làm cho các mảng xơ vữa động mạch bị rách ra, vỡ và sẽ kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối làm tắc mạch não dẫn đến đột quỵ thiếu máu não cấp.
Do lượng NO thấp (Nitric oxit) khi ngủ dậy: NO có vai trò giúp cầm máu, tham gia hầu hết các quá trình sinh học trong cơ thể và nó còn giúp mở rộng mạch máu, tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. NO còn là yếu tố quyết định chứng đột quỵ, quá trình tiêu thụ NO lớn nhất là vào ban đêm nên buổi sáng thức dậy thì cơ thể sẽ bị thiếu NO dẫn đến đột quỵ vào sáng sớm.
Ngoài ra, khoảng 18 - 19h cũng là thời điểm gây đột quỵ vì lúc này huyết áp dễ tăng cao và khi huyết áp tăng thì thành mạch máu bị tổn thương từ đó gây ra tình trạng xuất huyết não hoặc hình thành máu đông làm tắc mạch máu và dẫn đến tai biến mạch máu não.
Làm thế nào để giảm nguy cơ đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra bất ngờ nhưng đều có biểu hiệu báo trước, chính vì thế hãy tìm hiểu các kiến thức cần thiết để nhận biết cũng như cách sơ cứu bệnh và có thể dự phòng bằng kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị hoặc theo dõi chặt chẽ các chịu chứng biểu hiện bên trên.
Có lối sống lành mạnh, làm việc khoa học và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thường xuyên vận động và hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
Buổi sáng trước khi bước ra khỏi giường thì bạn nên dành ít phút để khởi động nhẹ nhàng như duỗi thẳng tay, chân hoặc xoa mặt,... để cơ thể có thể quen với trạng thái mới.
Nên uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ sẽ tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ và làm giảm độ keo nhớt của máu cũng như giảm bớt áp lực lên tim.
Trên đây là một số thông tin về khung giờ dễ gây ra đột quỵ bạn nên cẩn thận. Hy vọng qua bài viết của Tip Hay bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về căn bệnh đột quỵ này để từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe chính mình và những người thân một cách tốt hơn.