Bác sĩ chỉ ra 16 sai lầm tai hại của mẹ Việt khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Ba mẹ luôn mong muốn mang đến điều tuyệt vời nhất cho con. Thế nhưng, khi chăm sóc con không thể tránh khỏi những sai lầm. Bác sĩ chỉ ra 16 sai lầm tai hại của mẹ Việt khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cùng tìm hiểu nhé!
Với lần đầu làm mẹ, chắc hẳn các mẹ không thể tránh khỏi những sai lầm, lóng ngóng trong việc chăm sóc các con. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu những sai lầm thường thấy trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh mà các mẹ thường mắc phải nhé!
1
Pha sữa sai tỉ lệ
Thông thường, các mẹ thường pha sữa theo nguyên tắc “ước chừng” - tức là theo cảm tính của mẹ chứ không theo lời khuyên của bác sĩ. Điều này cực kỳ tai hại.
Alexander Penn, một giáo sư sinh học làm việc trong phòng thí nghiệm của trường đại học California San Diego cho biết, nếu các mẹ cho bé uống quá nhiều sữa, bé có thể dễ bị béo phì, viêm ruột tổn thương. Ngược lại, nếu mẹ cho bé uống sữa không đủ, bé có thể bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.
Do đó, các ba mẹ cần tham khảo của người có chuyên môn, bác sĩ để có thể pha được sữa đúng liều lượng, tốt cho sự phát triển của bé.
2
Cho bé bú sữa thừa
Theo các bác sĩ Khoa nhi của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, sau khi cho bé bú xong, phần sữa còn thừa các bố mẹ thường tiếc không bỏ đi, cất vào trong tủ và để cho bé bú lần sau cho hết.
Tuy nhiên, điều này thực sự không tốt cho sức khỏe của bé. Sữa chỉ được để trong vòng 2 giờ đồng hồ, nếu sau 2 giờ, bố mẹ phải bỏ sữa thừa đi để đảm bảo cho sức khỏe của bé.
3
Chườm lạnh khi trẻ bị sốt
Chườm lạnh có thể làm tình trạng bệnh của bé xấu đi do co mạch và bít lỗ thoát nhiệt, bé có thể bị sốt cao hơn. Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải - Bác sĩ Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, khi bé bị sốt thì nên chườm nóng, lau khô cho bé và cho bé mặc đồ mỏng sẽ tốt hơn.
4
Cắt tóc máu cho trẻ
Thông thường, khi bé mới sinh ra, ba mẹ thường nghe theo kinh nghiệm dân gian là cắt tóc máu cho bé, để tóc bé mọc ra đen hơn, dày hơn.
Theo Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, nếu tóc máu không ảnh hưởng đến bé thì không nên cắt đi. Vì trẻ còn nhỏ, dưới 1 tháng tuổi thì thóp của trẻ chưa liền. Nếu cắt tóc máu sẽ làm mất đi khả năng làm ấm đầu và bảo vệ thóp.
Hơn nữa, trong quá trình cắt tóc nếu không cẩn thận còn có thể gây tổn thương vùng da đầu của bé.
5
Cho trẻ sơ sinh nằm gối
Theo các chuyên gia về an toàn giấc ngủ của tổ chức The Lullaby Trust (Anh), các mẹ không nên cho bé nằm gối quá sớm vì có thể dẫn đến những nguy cơ như:
Làm bé bị ngạt thở: Phần đầu nhô cao hơn cơ thể sẽ làm cho cổ bị ép thành đường cong, cằm kề sát ngực cũng sẽ làm cho bé bị gặp vấn đề với khả năng hô hấp. Không chỉ vậy, xương và cột sống của trẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
Phần đầu của trẻ dễ bị nóng: Gối với chất liệu vải không thông thoáng sẽ dễ làm gây biến động nhiệt trong cơ thể. Nếu mồ hôi không thoát được thì sẽ ngấm trở lại và làm cho trẻ bị cảm.
Dị tật cột sống: Nằm gối dễ khiến cho cổ lệch, vẹo đi và nếu lâu ngày thì sẽ gây dị tật cho cột sống.
6
Cho bé uống nước lọc sau khi bú mẹ
Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cho biết sau khi bú mẹ mà trẻ được cho uống thêm nước lọc sẽ dễ bị nhiễm độc nước, nhiễm trùng thậm chí còn gây nên động kinh, co giật.
7
Cho bé ăn dặm quá sớm
Theo WHO - Tổ chức Y tế Thế Giới, khi bé còn quá nhỏ, hệ tiêu hoá còn non nớt sẽ không thích hợp cho việc ăn dặm. Mẹ nên cho bé ăn dặm lúc được 6 tháng tuổi.
8
Rơ lưỡi cho bé bằng mật ong
Bác sĩ chuyên khoa cấp II Trịnh Minh Châu với 21 năm kinh nghiệm về Nhi khoa đang làm việc tại Bệnh viện Vinmec Central Park cho biết, trong mật ong có chứa nhiều độc tố botulinum và bào tử, những độc tố này sẽ gây ngộ độc và tê liệt thần kinh cơ.
9
Nêm muối cho món ăn dặm của bé
Theo Bác sĩ Đinh Thị Ngọc Sương - Nhóm Tiết chế - Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi Đồng, các mẹ không nên cho muối vào đồ ăn dặm của bé dưới 1 tuổi vì có thể gây nguy hiểm cho thận của bé, do thận lúc này còn khá non nớt.
>> Khi nào nên nêm gia vị cho những món ăn của bé?
Nếu nêm nhiều muối có thể làm ảnh hưởng đến thận, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch và dễ tổn thương não bộ.
>> Cách nêm gia vị cho trẻ theo từng độ tuổi mẹ nên biết
10
Quấn khăn quá chặt
Tiến sĩ Matthias Axt - khoa chỉnh hình tại Bệnh viện Nhi đồng Westmead cho biết việc quấn khăn cho trẻ có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt có thể gây ra biến chứng cho xương hông.
11
Không vỗ ợ hơi sau khi bé ăn
Theo Phó giáo sư - Tiến sĩ - Bác sĩ Huỳnh Thoại Loan - Trưởng khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park, do dạ dày của bé còn khá nhỏ, nếu không được vỗ ợ hơi sau khi ăn thì dễ bị ọc sữa, nôn trớ, quấy khóc.
12
Rung lắc quá mạnh
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Công Nghĩa - Trưởng khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City cho biết khi bố mẹ rung lắc bé, xương sọ mềm và dẻo không thể chịu được những lực này sẽ chuyển qua não.
Ở não không có sự di chuyển đồng bộ sẽ bị những va đập làm tổn thương não, gây động kinh, mất khả năng nhận thức hoặc tử vong.
13
Hôn trẻ để thể hiện sự yêu thương
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hường – Chuyên khoa Nhi Bệnh viện Columbia Asia Gia Định, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị lây bệnh. Miệng chúng ta dù đã được vệ sinh sạch sẽ nhưng vẫn ẩn chứa bên trong rất nhiều vi khuẩn gây bệnh nên chúng ta không nên hôn trực tiếp vào trẻ.
14
Cho trẻ nằm sấp
Theo nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard, tư thế nằm sấp rất dễ lấy mạng trẻ bởi vì nguy cơ làm nghẹt thở cao. Nếu trẻ dưới 1 tuổi, phần đầu to và nặng nhưng sức đỡ của gáy yếu sẽ làm trẻ nghẹt thở do chăn và gối chèn vào mũi.
15
Ủ ấm khi trẻ bị sốt
Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng cho biết các mẹ không nên ủ ấm cho trẻ khi bị sốt như không được đắp chăn, không đóng bỉm. Những việc đó sẽ làm tăng nhiệt độ khiến cho trẻ sốt cao hơn.
16
Cho trẻ nằm võng
Theo Bác sĩ Nguyễn Cát - Bệnh viện Nhi Đồng TP. Hồ Chí Minh, việc nằm võng có thể mang lại rất nhiều tác hại có thể kể đến như ảnh hưởng đến cột sống, ảnh hưởng thần kinh hay chậm hình thành nhận thức.
>> Trẻ sơ sinh có nên nằm võng không?
Bài viết trên tổng hợp 16 thói quen mà các bà mẹ thường hay mắc phải trong quá trình chăm sóc cho con. Nhanh chóng lưu lại để tránh khi chăm sóc cho bé, mẹ nhé!
Xem thêm
>> Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách
>> Cách chọn bột giặt cho trẻ sơ sinh