Tip hay

Bà bầu tắm đêm có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý

Bà bầu tắm đêm có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ý

Tắm đêm là vấn đề được các bà bầu quan tâm hiện nay. Cùng tìm hiểu xem liệu bà bầu tắm đêm có nguy hiểm hay không và những điều cần lưu ý nhé!

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu thường phải đối mặt với rất nhiều thắc mắc và lo lắng về sức khỏe của mình và thai nhi. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu bà bầu có nên tắm đêm hay không? Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này và những điều cần lưu ý để đảm bảo sự an toàn cho bà bầu và thai nhi nhé.

Lưu ý: Nội dung bài viết dưới đây đều mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín.

1 Bà bầu tắm đêm có sao không?

Bà bầu tắm đêm có sao không?Bà bầu tắm đêm có sao không?

Trước khi quyết định có nên tắm đêm khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý rằng tắm đêm sau 10 giờ tối có thể đem đến nhiều ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe mẹ bầu bao gồm:

  • Đột tử: Tắm đêm khiến nhiệt độ cơ thể biến đổi nhanh chóng, dẫn đến co mạch máu và gây nguy cơ đột quỵ, tai biến cao.
  • Đau đầu kinh niên: Điều này có thể xảy ra nếu bạn tắm đêm và đi ngủ khi tóc vẫn ẩm. Da đầu bị lạnh và máu khó lưu thông, gây đau đầu kéo dài.
  • Nhiễm lạnh: Tắm đêm khi cơ thể đang đổ mồ hôi có thể dẫn đến nhiễm lạnh. Lúc này, lỗ chân lông đang mở ra, dễ tiếp nhận hơi nước lạnh, gây cảm lạnh, sốt, ho và nhiễm lạnh phổi.
  • Hoa mắt, chóng mặt: Mẹ bầu có cơ thể nhạy cảm hơn. Tắm đêm, đặc biệt là tắm nước lạnh, có thể làm co mạch máu ngoại vi, tăng huyết áp, gây ra hoa mắt, chóng mặt và nguy cơ ngất xỉu. Thai nhi cũng có thể bị thiếu oxy, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ và tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

2 Những lưu ý khi tắm đêm cho bầu

Thời điểm tắm đêm

Thời điểm tắm đêmThời điểm tắm đêm

Đổ nhiều mồ hôi: Nếu mẹ đang đổ nhiều mồ hôi, hãy chờ 15 phút để cơ thể hạ nhiệt trước khi tắm. Có thể sử dụng khăn ấm để lau khô cơ thể sau đó tắm lại vào buổi sáng hôm sau.

Khi bị ốm hoặc sau khi ốm: Khi mẹ đang ốm, cơ thể thường có nhiệt độ cao hơn bình thường và thể lực yếu. Tắm đêm trong tình trạng này có thể gây ra nguy cơ đột quỵ.

Khi quá no hoặc quá đói: Sau khi ăn xong, cơ thể cần máu tập trung vào hệ tiêu hóa. Tắm đêm sau bữa ăn có thể làm mạch máu giãn nở và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá. Khi đang đói, tắm đêm có thể gây hạ đường huyết, chóng mặt hoặc đột quỵ.

Hình thức tắm đêm

Hình thức tắm đêmHình thức tắm đêm

Tắm trong bồn nước, ngay cả khi sử dụng nước ấm, có thể mang theo một số nguy cơ đối với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Bác sĩ thường khuyên mẹ nên sử dụng vòi sen với nước ấm để tắm, thời gian tắm trong khoảng 15 phút để giảm nguy cơ sinh non và nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa. Ngoài ra, các tia nước từ vòi sen còn có tác dụng massage, giúp mẹ cảm thấy thư giãn hơn.

Cách tắm

Cách tắmCách tắm

Bà bầu có thể tắm đêm, nhưng để đảm bảo an toàn, mẹ cần lưu ý:

  • Dùng khăn để lau nhẹ cơ thể trong khi tắm, đặc biệt là vùng ngực, bụng và rốn. Lưu ý không thụt rửa quá sâu ở vùng kín.
  • Cần chuẩn bị một chiếc khăn tắm lớn để lau khô sau khi tắm, tránh gió lùa vào và gây cảm lạnh. Mẹ có thể thoa một ít tinh dầu ở lòng bàn chân hoặc hít vài hơi tinh dầu để làm ấm cho cơ thể. Ngoài ra, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về loại tinh dầu phù hợp cho cơ thể nữa nhé.

Nhiệt độ nước

Nhiệt độ nướcNhiệt độ nước

Việc tắm bằng nước ấm có thể giúp cải thiện lưu thông máu từ đường bụng đến tim, từ đó giảm nguy cơ đột quỵ và cảm lạnh ở người mẹ.

Tóm lại, việc bà bầu tắm đêm là có thể, nhưng cần phải tuân theo các quy tắc và lưu ý đặc biệt. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào, việc tham khảo ý kiến bác sĩ là điều rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.

Nguồn: marrybaby.vn

Từ khóa: Bà bầu tắm đêm có nguy hiểm không? Những điều cần lưu ýKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh