Tip hay

Bà bầu mang thai tuần thứ 33 cần xét nghiệm những gì?

Bà bầu mang thai tuần thứ 33 cần xét nghiệm những gì?

Nhằm theo dõi tình trạng thai nhi trong bụng, bà bầu mang thai tuần thứ 33 cần chú ý một số xét nghiệm sau để có thể bảo vệ sức khỏe cho cả con và mẹ.

Ở tuần thai 33, cả mẹ và thai nhi đều sẽ xuất hiện một số sự thay đổi nhất định. Nhằm theo dõi những tình trạng đó, hôm nay, bạn hãy cùng Tip Hay tìm hiểu các xét nghiệm mà bà bầu ở tuần thai này cần thực hiện nhé!

1 Mẹ bầu tuần 33 thay đổi như thế nào?

Những thay đổi ở mẹ bầu vào tuần thai thứ 33Những thay đổi ở mẹ bầu vào tuần thai thứ 33

Vào tuần 33, thai nhi lúc này đã trở nên khá lớn và tương đối lấp đầy bụng mẹ. Do thế ở giai đoạn này, mẹ thường sẽ trở nên rất nặng nề, khó khăn khi tìm một chỗ ngồi hoặc ngủ thích hợp, ngoài ra có thể còn cảm nhận được một số cơn đau nhất định và bị hơi tê ở ngón tay, cổ và bàn tay.

Đồng thời, các mô trong cổ tay của mẹ bầu lúc này sẽ giữ nhiều nước hơn, dẫn đến sự chèn ép dây thần kinh và gây nên cảm giác ngứa ran, tê, đau rát hoặc thậm chí là đau âm ỉ. Trong trường hợp này, thai phụ nên sử dụng nẹp để cố định cổ tay, lót gối chống dưới cánh tay khi ngủ và thường xuyên thực hiện các bài tập duỗi bàn tay.

2 Thai nhi 33 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 33Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 33

Ở tuần thứ 33, thai nhi khi ấy sẽ có cân nặng khoảng hơn 1.8kg và dài tầm 43cm tính từ đầu đến gót chân. Vào những tuần cuối cùng này, hàng tỷ tế bào thần kinh sẽ phát triển mạnh mẽ và con ngươi của bé cũng đã co giãn được khi phản ứng với ánh sáng, từ đó giúp bé có thể lắng nghe, nhìn thấy và cảm nhận được một số tác động từ bên ngoài.

Ngoài ra, như một trẻ sơ sinh bình thường, thai nhi sẽ ngủ hầu hết trong suốt giai đoạn này và đồng thời cũng là giai đoạn bé thường nằm mơ nhất. Bên cạnh đó, phổi của con cũng đã phát triển gần như hoàn toàn, chất béo vẫn sẽ tiếp tục được tính tụ để bảo vệ, giữ ấm cho bé và con có thể tiếp tục tăng ký nữa cho đến vài tuần cuối trước khi sinh.

3 Những lời khuyên của bác sĩ ở tuần thai thứ 33

Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

Những điều mẹ nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng tuần thai thứ 33Những điều mẹ nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng tuần thai thứ 33

Trong giai đoạn này, nếu thai phụ muốn sử dụng thuốc ngủ thì mẹ cần có sự đồng ý từ bác sĩ chuyên môn. Bởi, hiện nay, không có loại thuốc ngủ nào là hoàn toàn an toàn cho sức khỏe của thai phụ, do đó bác sĩ tư vấn cũng phải cân nhắc về các lợi ích, rủi ro và đưa ra những phương pháp thay thế để giải quyết vấn đề mất ngủ cho mẹ.

Những xét nghiệm, tiêm chủng nào mẹ cần làm

Khi thai nhi đủ 33 tuần tuổi, mẹ sẽ cần dành nhiều thời gian hơn ở phòng khám của bác sĩ tư vấn để được theo dõi tình hình sức khỏe, ước tính kích thước của thai nhi và dự đoán thời gian sắp sinh của mẹ. Tùy vào mong muốn từ mẹ và phương pháp của bác sĩ mà thai phụ cần phải thực hiện một số xét nghiệm sau:

Những xét nghiệm mẹ cần làm vào tuần thai thứ 33Những xét nghiệm mẹ cần làm vào tuần thai thứ 33

  • Đo cân nặng; huyết áp và lượng đường, đạm có trong nước tiểu.
  • Theo dõi tình trạng sưng bàn tay, chân và giãn tĩnh mạch chân
  • Kiểm tra cổ tử cung của mẹ để xem xét tình trạng tử cung mỏng dần và bắt đầu có sự giãn nở.
  • Đo chiều cao đáy tử cung; nhịp tim, kích thước thai nhi; hướng của em bé khi sinh (đầu ra trước hay mông ra trước) và vị trí thai nhi (úp hay ngửa mặt) bằng cách sờ nắn bụng mẹ.

Ngoài ra, mẹ cũng nên tham khảo bác sĩ về những điều liên quan đến việc chuyển dạ, sinh nở, điển hình như chuyện tần số, thời gian các cơn gò tử cung kéo dài hoặc những triệu chứng khác mà thai phụ đã từng trải qua, nhất là các triệu chứng bất bình thường.

4 Lưu ý để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Lưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt để đảm bảo an toàn cho thai nhiLưu ý về dinh dưỡng và sinh hoạt để đảm bảo an toàn cho thai nhi

Trong giai đoạn thai nhi ở tuần 33, mẹ nên cẩn thận đọc kỹ các thành phần của thuốc xịt đuổi côn trùng nhằm giữ an toàn cho cả mình lẫn con, đồng thời cần phải lưu ý chỉ được sử dụng các loại phô mai làm từ sữa tiệt trùng hoàn toàn, tránh những loại được làm từ sữa thô để tránh gây ra dị ứng và một số hậu quả không đáng có.

Trên đây là một số xét nghiệm cần thực hiện khi bà bầu mang thai tuần thứ 33. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, các mẹ sẽ có những biện pháp kịp thời để nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân cũng như thai nhi trong bụng nhé!

Từ khóa: Bà bầu mang thai tuần thứ 33 cần xét nghiệm những gì?Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh