Bà bầu có nên ăn cua không? Những lưu ý khi ăn cua
Bà bầu có nên ăn cua không? Những lưu ý khi ăn cua dành cho bà bầu là gì? Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Cua là loại hải sản giàu canxi và được chế biến thành nhiều món ăn ngon, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Thế nhưng, không ít người cho rằng: “Cua là thực phẩm có tính hàn nên khi ăn sẽ dễ bị sảy thai”. Thực hư câu nói trên ra sao? Mời bạn tìm hiểu cùng Tip Hay nhé.
1
Mẹ bầu có ăn cua được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn được cua và nên tiêu thụ khoảng 168gr cua 2 lần/ 1 tuần.
Hàm lượng canxi có trong cua sẽ giúp phát triển khung xương chắc khỏe cho trẻ, đồng thời tránh việc thiếu hụt canxi ở mẹ. Trong thời kỳ thai nghén, mẹ và bé đều cần được cung cấp một lượng lớn canxi. Nếu thiếu đi lượng canxi cần thiết, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng: Đau nhức xương, chảy máu răng,...
Ngoài ra, trong thịt cua còn chứa omega-3, protein, vitamin B, vitamin A, vitamin D giúp trẻ tăng sự phát triển. Amino axit, chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch. Chất sắt chống thiếu máu và folate giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong thịt cua có chứa một lượng nhỏ 2 loại chất độc: Dioxin và polychlorinated biphenyls. Nếu nhiễm phải 2 loại chất này sẽ có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho trẻ, gây sinh non hoặc sảy thai.
Do đó, nếu mẹ bầu có thể chất khỏe mạnh, không có các triệu chứng dị ứng hoặc các vấn đề khác thì có thể ăn cua bình thường. Ngược lại, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
2
Giá trị dinh dưỡng của cua với thai nhi
Thúc đẩy quá trình phát triển của thai nhi
Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình trong 100gr thịt cua có chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
- Năng lượng: 103 kcal
- Protein: 17,5 gr
- Chất béo: 600 mgr
- Tinh bột: 7 gr
- Canxi: 141 mgr
- Kali: 322 mgr
- Sắt: 3,8 mgr
- Nước: 73,9 mgr
- Photpho: 191 mgr
- Natri: 316 mgr
Ngoài ra trong thịt cua còn có nhiều omega 3, vitamin A, vitamin B, vitamin D. Các thành phần dinh dưỡng trên giúp cho trẻ phát triển cấu trúc xương, phát triển các dây thần kinh và tai, tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể mẹ và bé.
Tốt cho mắt và não của trẻ
Omega 3 và các chất béo đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ và sáng mắt của trẻ. Bên cạnh đó, omega 3 còn giúp các mẹ bầu tránh khỏi nguy cơ bị đột quỵ.
Bổ sung folate cho thai nhi
Folate là chất không thể thiếu cho thai nhi vì đây là một loại hoạt chất giúp ngăn ngừa tình trạng khuyết tật ống thần kinh cho trẻ. Folate được tìm thấy trong nhiều loại rau, trái cây và đặc biệt là có trong thịt cua rất nhiều.
3
Các món ăn từ cua ngon, giàu dinh dưỡng
Súp cua
Súp cua là một trong những món ăn thơm ngon, giàu dinh dưỡng mà lại dễ chế biến nên rất phù hợp cho các mẹ bầu.
Bên cạnh thịt cua thì món ăn này còn là sự kết hợp của nhiều loại rau củ khác như: Nấm tuyết, cà rốt, bắp Mỹ,... hòa cùng với nước sốt sệt sệt đậm đà, nóng hổi nên sẽ rất dễ ăn và tốt cho sức khỏe.
Tham khảo:
Cách nấu súp cua ngon, bổ dưỡng, chuẩn vị, đơn giản tại nhà
Miến xào cua
Những hôm mẹ bầu chán cơm, làm ngay món miến xào cua dai dai lạ miệng chắc chắn sẽ tạo nên hương vị khó cưỡng.
Cách làm cực kì đơn giản, chỉ trong vòng 30 phút là đã có ngay đĩa miếng xào cua nóng hổi trên tay. Món ăn là sự kết hợp giữa thịt cua biển tươi ngon, thanh ngọt, sợi miến dai dai, cùng các loại rau củ khác sẽ giúp các mẹ bầu ngon miệng hơn.
Tham khảo:
Cách làm miến xào cua ngọt thịt hương vị đậm đà tại nhà
Cua rang me
Cua rang me là món ăn thơm ngon nức mũi, ăn cùng với chén cơm nóng thì còn gì bằng. Thịt cua dai dai hòa cùng với nước sốt me chua chua ngọt ngọt tạo nên sự hấp dẫn không thể chối từ.
Những hôm cuối tuần dành 40 phút làm ngay món cua rang me chiêu đãi mẹ bầu vừa đậm đà, hấp dẫn vừa bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thì còn gì bằng.
Tham khảo:
Cách làm cua rang me thơm ngon, tròn vị cực hấp dẫn
4
Những lưu ý khi ăn cua
Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi, gia đình cần phải lưu ý những vấn đề sau đây:
Nên chọn cua tươi, sạch
Khi mua cua, hãy chọn những con cua còn tươi sống. Tuyệt đối không chọn những con cua đã chết hoặc cua ốp.
Cách chọn cua tươi ngon: Dùng tay ấn vào yếm cua nếu thấy cứng, không bị lún hay bể yếm thì đó là những con chắc thịt. Con cua còn tươi khỏe, không bị gãy càng, gãy chân, cầm chắc tay.
Không ăn thịt cua còn tươi sống
Ăn cua sống có thể gây nguy hiểm cho mẹ bầu vì chúng còn tồn tại rất nhiều vi khuẩn và vi trùng ký sinh có thể gây ngộ độc thực phẩm, sảy thai, hoặc gây ra các dị tật cho thai nhi.
Do đó, mẹ bầu cần phải ăn chín, uống sôi, sơ chế và nấu kỹ thịt cua trước khi ăn để loại bỏ mầm bệnh.
Không nên ăn cua cùng với trái hồng và uống nước trà
Trái hồng và trà là thực phẩm không nên kết hợp cùng với cua vì chúng kỵ nhau. Nếu ăn chung sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa và gây ra tình trạng: Buồn nôn, ói mửa,... cho mẹ bầu.
Nên ăn cua ngay khi còn nóng, tránh để lạnh nguội, để thừa
Mẹ bầu nên ăn cua ngay khi còn nóng, tránh để lạnh nguội vì trong môi trường có nhiều tác nhân gây hại có thể xâm nhập vào cua ngay cả khi đã nấu chín.
Trên đây là những chia sẻ về việc ăn cua dành cho mẹ bầu. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lối sống ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đừng quên đón xem những bài viết khác từ Tip Hay nhé.