Bà bầu có nên ăn cá thu không? Những lưu ý khi ăn cá thu
Cá thu đặc biệt chứa rất nhiều vitamin và dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Liệu mẹ bầu có nên ăn cá thu không, những lưu ý khi ăn cá thu là gì? Cùng tìm hiểu nhé!
Cá thu là món ăn ưa thích của rất nhiều gia đình Việt, không chỉ bởi sự đa dạng trong cách chế biến mà còn bởi giá trị dinh dưỡng có trong loại thực phẩm này. Tuy nhiên, không ít mẹ bầu lo lắng về việc ăn cá thu có thể làm bé sinh ra bị dị tật. Sự thật có phải như vậy không? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!
1
Mẹ bầu có ăn cá thu được không?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ bầu vẫn có thể ăn cá thu. Tuy nhiên, không nên ăn cá thu quá nhiều và đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ vì trong cá thu có chứa thủy ngân, ăn nhiều cá thu có thể gây nhiễm độc cho mẹ và bé.
Theo khuyến cáo của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ - FDA, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 2 - 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100 - 110g. Nên chọn những loại cá thu nhỏ vì cá có kích thước càng nhỏ sẽ càng chứa ít thủy ngân, nhưng vẫn cung cấp lượng lớn chất dinh dưỡng.
Mẹ bầu cần lưu ý, nếu ăn quá nhiều cá thu sẽ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, khiến trẻ chậm nói, chậm biết đi, thậm chí có thể để lại các dị tật không mong muốn.
2
Giá trị dinh dưỡng của cá thu với thai nhi
Cá thu là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, đặc biệt tốt cho cả mẹ và bé như:
- Omega-3: Rất tốt cho sự hình thành, phát triển não bộ và hệ thần kinh thai nhi. Ngăn ngừa sinh non và giảm nguy cơ tiền sản giật.
- Vitamin B12: Cá thu rất giàu vitamin B12 (100g cá thu cung cấp khoảng 16,2 microgam vitamin B12), giúp hạn chế nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân.
- Vitamin B2: Giúp cơ thể sản xuất năng lượng, thúc đẩy phát triển xương, cơ, hệ thần kinh, giúp bé có thị lực tốt và làn da khỏe mạnh. Đặc biệt, 85g cá thu có thể cung cấp lên tới 21% lượng vitamin B12 khuyến nghị mỗi ngày.
- Phốt pho: Giúp cho xương của thai nhi phát triển chắc khỏe, hỗ trợ quá trình co cơ, đông máu, chức năng thận cũng như dẫn truyền thần kinh. 85g cá thu cung cấp khoảng 236 miligam phốt pho.
- Selen: Giảm các biến chứng khi sinh như sảy thai tự nhiên, tiền sản và sinh con nhẹ cân. 85g cá thu cung cấp khoảng 44 microgam selen.
3
Các món ăn từ cá thu ngon, giàu dinh dưỡng
Bún cá thu
Bún cá thu là món ăn thơm ngon, rất thích hợp cho những ngày mẹ bầu chán cơm. Vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng lại không quá khó chế biến. Cá thu chiên sơ sau đó nấu cùng nước dùng, chỉ mất khoảng 45 - 60 phút là có ngay một bữa ăn chất lượng cho cả mẹ và bé.
Bài viết tham khảo:
Cách nấu bún cá thu thơm ngon chuẩn vị Đà Nẵng
Cá thu sốt cà chua
Cá thu sốt cà chua là món ăn quá đỗi đơn giản, dễ làm, với nguyên liệu cực kỳ đơn giản. Nước sốt cà chua đậm đà hòa quyện cùng lát cá thu thơm ngọt, đây chính là món ăn rất đưa cơm cho các mẹ bầu kén ăn đấy nhé!
Bài viết tham khảo:
Cách làm cá thu sốt cà chua thơm ngon đậm đà
Cá thu nướng rau củ
Cá thu nướng rau củ chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho chất lượng. Cá thu nướng thơm lừng, hấp dẫn, cùng với rau củ đầy đủ dinh dưỡng. Đây quả thực là một trong các món ăn chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe mẹ bầu.
Bài viết tham khảo:
Công thức làm cá thu nướng rau củ giàu dinh dưỡng lại ngon đúng điệu
4
Những lưu ý khi ăn cá thu
- Chỉ nên ăn cá thu đã qua chế biến để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Trước khi mua cá thu, phải kiểm tra độ tươi, hạn sử dụng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Phải rửa sạch cá thu và nấu chín hoàn toàn để loại bỏ vi khuẩn.
- Nên hấp hoặc xào cá thu để giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng và giúp mẹ bầu tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Nên kết hợp rau, củ và một số nguyên liệu khác trong quá trình chế biến cá thu để giúp tăng thêm chất dinh dưỡng cho món ăn.
- Nếu có tiền sử dị ứng với cá thu, mẹ bầu không nên ăn cá thu trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Trên đây là những thông tin hữu ích về cá thu, giá trị dinh dưỡng cũng như những lời khuyên cho mẹ bầu khi ăn cá thu. Hãy đọc kỹ để lựa chọn loại cá thu phù hợp cũng như chế biến với số lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé nhé!