Bà bầu chảy sữa non trong thai kỳ có nguy hiểm không? Cần làm gì?
Trong những tháng gần cuối thai kỳ mẹ bầu thường xuất hiện tình trạng chảy sữa non. Vậy tình trạng này có gây nguy hiểm không và mẹ bầu cần làm gì trong trường hợp này.
Để chuẩn bị cho quá trình cho con bú, cơ thể mẹ sẽ xuất hiện tình trạng chảy sữa non. Cùng Bách hoá XANH hiểu rõ hơn về sữa non, chảy sữa non trong thai kỳ có gây ảnh hưởng gì cho mẹ bầu và thai nhi hay không trong bài viết này nhé!
1
Sữa non trong thai kỳ là gì?
Sữa non trong thai kỳ chính là sữa đầu tiên được tiết ra từ trong cơ thể mẹ để sẵn sàng cho trẻ sơ sinh sử dụng để phát triển. Trong suốt thai kỳ, lượng progesterone và hormone estrogen có trong cơ thể mẹ bầu sẽ cao hơn, giúp kiểm soát được quá trình tạo sữa non và mẹ bầu sẽ không tiết ra sữa trong giai đoạn này.
Ở cuối thai kỳ, nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ lại cao hơn hai nồng độ trên nên sẽ gây ra hiện tượng vài giọt sữa non ở hai bên núm vú mẹ bầu bắt đầu xuất hiện. Sữa non là loại sữa mang nhiều chất dinh dưỡng dành cho trẻ sơ sinh, bao gồm:
-
Cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho trẻ sơ sinh
-
Giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng và bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh nhiễm trùng.
-
Sữa non hỗ trợ quá trình tiêu hoá ở trẻ, giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc thải phân và làm hạn chế những nguy cơ mắc bệnh vàng da.
-
Sữa non giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết của những trẻ sinh đủ tháng
2
Mấy tháng thì mẹ bầu sẽ có sữa non?
Sữa non xuất hiện ở tháng thứ mấy còn tùy thuộc vào tình trạng cơ địa của mẹ bầu. Trong một số trường hợp, mẹ bầu không chảy sữa non đến khi trẻ ra đời được 1 - 2 ngày. Trong trường hợp phổ biến, mẹ bầu sẽ có sữa non vào khoảng tuần thứ 14 của thai kỳ.
Sữa non có thể chảy ra trong thời gian mang thai, đây cũng là hiện tượng giúp xác định được cơ thể mẹ có sự chuẩn bị sản xuất sữa cho trẻ sơ sinh sử dụng và đồng thời cũng là một trong những dấu hiệu để biết mẹ bầu sắp sinh khi sữa non được tiết ra càng nhiều.
3
Mẹ bầu chảy sữa non sớm có phải sắp sinh không?
Vào từng giai đoạn của thai kỳ, sữa non xuất hiện vào khoảng 3 tháng trước ngày dự sinh và sẽ không xuất hiện trong thời kỳ cho con bú.
Nếu mẹ bầu xuất hiện sữa non trong khoảng 3 tháng giữa, kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo thì rất có thể xảy ra tình trạng thai chết lưu. Nguyên nhân chính là nồng độ prolactin trong cơ thể mẹ bầu quá cao, gây ức chế một số hoạt động, kích thích nội tiết tố tuyến yên từ đó là ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Mẹ bầu nên nhanh chóng đến trạm xá hoặc bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.
Sữa non xuất hiện ở tháng thứ 7, thứ 8 hay những tuần cuối của thai kỳ chính là dấu hiệu của sắp sinh, không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Trong giai đoạn này, mẹ bầu chỉ cần một tâm lý thoải mái để chuẩn bị đoán em bé ra đời.
4
Bà bầu chảy sữa non sớm trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Mẹ bầu xuất hiện tình trạng sữa non chảy sớm cần lưu ý những dấu hiệu đi kèm sau đây để có quyết định thăm khám và điều trị kịp thời:
-
Xuất hiện tình trạng chảy sữa non vào tháng thứ 5, tháng thứ 6 của thai kỳ chính cảnh báo nguy cơ thai chết lưu.
-
Chảy sữa non kèm theo máu và cảm giác đầu ngực bị căng tức: Hiện tượng này xuất hiện có thể do sự phát triển quá nhanh về số lượng của các mạch máu bao quanh vùng ngực.
-
Chảy sữa non kèm máu và có mùi hôi: Hiện trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý ở mẹ bầu như ung thư vú, nhiễm trùng do vi khuẩn hay bị u nhú trong ống dẫn sữa.
-
Sữa non bị chảy và kèm theo hiện tượng đau bụng, xuất huyết âm đạo: Nguyên nhân có thể là do sự tăng lên nhanh chóng của nồng độ prolactin trong máu, gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển toàn diện của thai nhi
5
Mẹ bầu cần làm gì khi chảy sữa non sớm?
Khi xuất hiện tình trạng chảy sữa non sớm, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau để không trở nên lo âu, bối rối trước khi sinh:
-
Sử dụng miếng lót thấm sữa bên trong áo ngực để lượng sữa chảy ra không bị rò rỉ ra bên ngoài.
-
Nếu sữa non làm áo bị ướt, mẹ bầu nên mang theo áo ngực dự phòng để thay thế cho chiếc bị ướt
-
Tạo áp lực nhỏ lên đầy ngực bằng cách ấn nhẹ ngón tay lên đầu ngực, tỳ cẳng tay lên đầu ngực hoặc khoanh tay trước ngực để sữa ngon ngừng chảy ra, gây ướt áo.
-
Mẹ bầu nên chọn mặc những loại quần áo có hoa văn để che được những vết sữa trong trường hợp sữa non chảy nhiều và vân lên áo.
6
Những dấu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu nên biết
Chảy sữa non trong những tháng cuối của thai kỳ là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa thêm vào những dấu hiệu sau đây để nhận biết mình sắp sinh:
-
Vào những ngày cuối của thai kỳ, trẻ sẽ di chuyển dần đến gần khu vực xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ. Mẹ bầu sẽ cảm nhận được bụng bầu đang dần tụt xuống thấp hơn.
-
Các cơn gò tử cung xuất hiện với tần suất nhiều và không thuyên giảm
-
Hiện tượng vỡ ối cũng chính là những đâu hiệu sắp sinh mà mẹ bầu có thể nhìn thấy rõ
-
Những cơ chuột rút, đau lưng xảy ra ở mẹ bầu thường xuyên hơn
-
Mẹ bầu đôi khi sẽ cảm thấy vùng âm đạo tiết ra chất nhầy màu hơi hồng hoặc đỏ, đây là chất bị bong ra từ tử cung để chuẩn bị cho sự ra đời của trẻ.
Trên đây là những thông tin về việc bà bầu chảy sữa non trong thai kỳ có gây nguy hiểm gì không và những điều mẹ bầu cần làm khi xuất hiện tình trạng chảy sữa non. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được những nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.