Tip hay

Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách giảm nghẹt mũi cho bà bầu

Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách giảm nghẹt mũi cho bà bầu

Trong quá trình mang thai, nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng nghẹt mũi gây khó chịu. Vậy, làm thế nào để giảm nghẹt mũi? Cùng khám phá trong bài viết này nhé!

Một số phụ nữ khi mang thai bị nghẹt mũi khiến các mẹ bầu khó chịu do hít thở khó khăn. Vậy nguyên nhân của tình trạng này đến từ đâu? Và nên làm gì để cải thiện tình trạng nghẹt mũi trong quá trình mang thai? Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!

1 Nguyên nhân khiến bà bầu bị nghẹt mũi

Viêm mũi thai kỳ

Theo các nghiên cứu cho thấy, có đến 30% mẹ bầu mắc phải viêm mũi thai kỳ. Tình trạng này thường xuất hiện vào khoảng tuần thứ 13-21 hoặc những tuần cuối của thai kỳ, kéo dài trên 6 tuần và sẽ cải thiện rồi biến mất trong 2 tuần sau sinh.

Viêm mũi thai kỳ sẽ không đi kèm bất kỳ biểu hiện nào của nhiễm trùng đường hô hấp. Triệu chứng nghẹt mũi có thể đến từ việc hàm lượng estrogen tăng cao khi mang thai, dẫn đến sưng niêm mạc mũi, chất nhầy trở nên nhiều hơn.

Bên cạnh đó, những mạch máu nhỏ trong mũi sưng lên do lưu lượng máu tăng cũng có thể gây ra nghẹt mũi. Tuy nhiên, vì viêm mũi thai kỳ dễ bị nhầm lẫn với viêm mũi thông thường nên cần thật thận trọng nhằm tránh dùng sai thuốc, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Viêm mũi thai kỳViêm mũi thai kỳ

Viêm xoang

Trong trường hợp bị nghẹt mũi trong quá trình mang thai đi kèm các biểu hiện như sốt, giảm khứu giác, đau đầu, có chất nhầy vàng hoặc xanh,... thì có thể mẹ mắc viêm xoang. Để xác định bệnh và điều trị đúng cách thì mẹ hãy đến các cơ sở y tế để được kiểm tra.

Viêm xoangViêm xoang

Nhiễm trùng hoặc cảm lạnh

Bên cạnh đó, nghẹt mũi có thể đến từ việc mẹ bị cảm lạnh. Biểu hiện đi kèm sẽ gồm nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng. Và để được điều trị dứt bệnh cũng như giảm các triệu chứng khó chịu thì tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nhé!

Nhiễm trùng hoặc cảm lạnhNhiễm trùng hoặc cảm lạnh

Dị ứng

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu có thể sẽ có biểu hiện kích ứng với những yếu tố mà trước giờ chưa bao giờ bị. dị ứng sẽ có nhiều triệu chứng kèm theo như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa mũi, ngứa họng,...

Dị ứngDị ứng

2 Những ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bầu bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi khiến cho các mẹ bầu thở khó khăn và phải thở bằng miệng để dễ chịu hơn. Cùng với đó, tình trạng này còn khiến cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy cần thiết, gây nên thiếu oxy và dẫn đến các biến chứng như:

Nghẹt mũi do viêm mũi thai kỳ tuy không gây ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe nhưng cũng không nên vì thế mà chủ quan, vì nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài sẽ khiến sức khỏe mẹ dần suy giảm và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của thai nhi.

Một số nhà nghiên cứu cho biết, trẻ bị dị tật bẩm sinh có liên quan nhiều đến sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai. Nếu như 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bị cảm cúm, sốt, dẫn đến nghẹt mũi thì sẽ tăng nguy cơ thai nhi bị dị tật.

Bên cạnh đó, khi mẹ ho hoặc hắt hơi cũng sẽ gây áp lực lên vùng bụng, tăng nguy cơ động thai hay nghiêm trọng hơn thì có thể dẫn đến sảy thai. Tuy tỉ lệ không lớn nhưng mẹ cũng không nên chủ quan.

Trong trường hợp tình trạng nghẹt mũi xảy ra do bệnh lý, lúc này sức đề kháng của mẹ bầu sẽ giảm sút, tạo cơ hội cho vi khuẩn và virus xâm nhập. Từ đó có thể gây nhiễm trùng bào thai và suy dinh dưỡng đối với thai nhi.

Những ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bầu bị nghẹt mũiNhững ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ bầu bị nghẹt mũi

3 10 cách giảm nghẹt mũi cho bà bầu

Súc miệng bằng nước muối

Muối có khả năng kháng khuẩn tốt, cho nên hãy chăm súc miệng bằng nước muối. Không chỉ ngăn vi khuẩn viêm mũi tấn công cổ họng, mà trong quá trình súc miệng, một phần nước muối sẽ trở ngược lên và giúp làm sạch mũi.

Súc miệng bằng nước muốiSúc miệng bằng nước muối

Nhỏ nước muối

Bên cạnh súc miệng bằng nước muối, mẹ bầu cũng nên nhỏ nước muối để làm sạch dịch nhầy, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Mẹ bầu có thể sử dụng nước muối sinh lý dùng để vệ sinh mũi 2-3 lần mỗi ngày.

Nhỏ nước muốiNhỏ nước muối

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước hoặc nước ấm pha mật ong sẽ giúp làm lỏng dịch nhầy đọng ở bên trong mũi, từ đó sẽ giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn và hỗ trợ điều trị tình trạng nghẹt mũi.

Uống nhiều nướcUống nhiều nước

Trà gừng

Gừng chứa các hoạt chất giúp chống viêm, vì thế mẹ bầu có thể pha vài lát gừng với nước nóng cùng một thìa mật ong và uống khi trà gừng còn ấm. Loại nước này sẽ giúp làm ấm cơ thể cùng các cơ quan hô hấp, từ đó giúp cải thiện nghẹt mũi khi mang thai.

Trà gừngTrà gừng

Bổ sung vitamin C

Khi bị nghẹt mũi trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu vitamin C như nước cam,... để tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự tấn công từ vi khuẩn và virus, đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Bổ sung vitamin CBổ sung vitamin C

Xông hơi

Xông hơi là biện pháp cải thiện nghẹt mũi tạm thời và giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Mẹ bầu có thể dùng cốc hay nồi nước nóng để xông hơi trực tiếp. Ngoài ra, mẹ còn có thể thực hiện phương pháp này bằng cách nhúng khăn vào nước ấm, đắp lên mặt rồi hít thở đều.

Xông hơiXông hơi

Kê gối cao khi ngủ

Vì nghẹt mũi khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn, dẫn đến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút. Lúc này, mẹ bầu có thể kê cao gối đầu, đảm bảo mũi cao hơn tim. Điều này sẽ giúp chất nhầy trong mũi bị trút hết do trọng lực, giúp giảm nghẹt mũi và ngủ ngon giấc hơn.

Kê gối cao khi ngủKê gối cao khi ngủ

Tập thể dục

Những bài tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,... sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện tình trạng nghẹt mũi. Nhưng để tránh tiếp xúc với bầu không khí độc hại, ô nhiễm, khiến tình trạng trở nên tệ hơn thì mẹ hãy hạn chế tập thể dục ngoài trời nhé!

Tập thể dụcTập thể dục

Sử dụng máy phun sương

Tiếp đó, mẹ bầu hãy chuẩn bị một chiếc máy phun sương tạo độ ẩm trong phòng ngủ để tạo không gian thoải mái, giảm bớt sự khó chịu do nghẹt mũi thai kỳ và giúp dễ vào giấc, ngủ ngon hơn.

Sử dụng máy phun sươngSử dụng máy phun sương

Tránh đồ cay nóng

Những món ăn, gia vị cay như ớt, tiêu hay mù tạt giúp kích thích vị giác, ngon miệng hơn.

Tuy nhiên, chúng cũng sẽ làm cho nước mũi tiết ra nhiều hơn, dẫn đến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn, bên cạnh đó, chúng cũng không tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Vì thế, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế tiêu thụ những thực phẩm này.

Tránh đồ cay nóngTránh đồ cay nóng

4 Những lưu ý khi bà bầu bị nghẹt mũi

Không được tự ý dùng thuốc

Thuốc điều trị nghẹt mũi có thể là các loại thuốc kháng sinh hoặc chứa các thành phần mang đến các tác động xấu như gây sảy thai, nhiễm độc thai, khiến thai nhi dị tật bẩm sinh.

Vì thế để bảo vệ cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì tốt nhất mẹ không nên tự ý mua thuốc mà hãy đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê các loại thuốc với liều lượng hợp lý.

Không được tự ý dùng thuốcKhông được tự ý dùng thuốc

Dùng thuốc rửa mũi, xịt mũi phù hợp

Thuốc rửa mũi, xịt mũi sẽ góp phần cải thiện tình trạng nghẹt mũi và giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng không phải bất kỳ loại thuốc rửa mũi, xịt mũi nào cũng có thể phù hợp và an toàn với mẹ bầu và thai nhi.

Cho nên, thay vì tự mua thì mẹ hãy tham khảo ý kiến từ các bác sĩ có nhiều kinh nghiệm để biết được sản phẩm thích hợp nhé!

Dùng thuốc rửa mũi, xịt mũi phù hợpDùng thuốc rửa mũi, xịt mũi phù hợp

Tuy tình trạng nghẹt mũi trong quá trình mang thai rất phổ biến, nhưng mẹ cũng đừng nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế tham khảo ý kiến bác sĩ, để biết được cách điều trị phù hợp và an toàn. Hãy theo dõi Tip Hay để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Nguồn: Hồng Ngọc Hospital

Từ khóa: Bà bầu bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách giảm nghẹt mũi cho bà bầubà bầu bị nghẹt mũibà bầu bị nghẹt mũi phải làm saocách giảm nghẹt mũi cho bà bầu