Tip hay

Bà bầu bị nghén mặn có nguy hiểm không? Nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày?

Bà bầu bị nghén mặn có nguy hiểm không? Nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày?

Nghén mặn là khi bà bầu thèm ăn đồ ăn nhiều muối, không ăn được món nhạt. Vậy bà bầu bị nghén mặn có nguy hiểm không? Nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày để an toàn? Cùng tìm hiểu nhé!

Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, trong đó có cả thay đổi về khẩu vị, sở thích trong ăn uống. Một số mẹ bầu gặp phải tình trạng nghén mặn, tức thèm đồ ăn có nhiều muối. Tuy nhiên, bà bầu bị nghén mặn có nguy hiểm không, nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày để an toàn cho sức khỏe? Cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!

1 Nghén mặn là gì?

Nghén mặn được hiểu đơn giản là tình trạng các phụ nữ mang thai không thể ăn được các món nhạt như trước mà có cảm giác thèm và chỉ ăn được đồ ăn có muối mặn. Khi không được ăn đồ ăn mặn sẽ có xu hướng chán ăn, dẫn đến thiếu chất cho mẹ và bé.

Nghén mặnNghén mặn

2 Nguyên nhân gây nghén mặn ở mẹ bầu

Nghén mặn có thể do 2 nguyên nhân chính:

  • Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể dẫn đến những cảm giác thèm ăn bất thường, bao gồm cả nghén mặn.
  • Cơ thể người mẹ bị thiếu chất, nhất là thiếu chất khoáng nên có cảm giác thèm ăn đồ mặn.

Ngoài ra, nghén mặn có thể do thói quen ăn uống, sinh hoạt trước khi mang thai của phụ nữ. Nếu như trước kia phụ nữ thường có xu hướng thích ăn món mặn thì khi mang thai cũng vẫn giữ thói quen này.

Cảm giác thèm ăn mặn ở phụ nữ mang thai có thể là bình thường, và thường hết khi kết thúc thời gian ốm nghén. Tuy nhiên, nếu cảm giác này vẫn kéo dài đến sau khi sinh thì có thể là dấu hiệu của bệnh lý như Addison, Bartter cần chú ý.

Nguyên nhân gây nghén mặn ở mẹ bầuNguyên nhân gây nghén mặn ở mẹ bầu

3 Tác hại của nghén mặn với mẹ bầu và thai nhi

Tăng nguy cơ phù nề

Một trong những tác hại đầu tiên phải kể đến của chứng nghén mặn đó là bị phù nề. Bởi vì khi ăn mặn, tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm tăng nguy cơ tích nước và muối do thận kém, khiến huyết áp tăng cao, tức ngực, choáng váng đầu óc, buồn nôn và phù nề,...thậm chí là nhiễm độc thai nghén.

Mất cân bằng lượng chất trong cơ thể

Khi tiêu thụ quá nhiều muối, đồng nghĩa với việc hấp thụ nhiều natri sẽ làm mất cân bằng điện giải trong cơ thể mẹ bầu. Bên cạnh đó, ăn mặn sẽ phải uống nhiều nước và đi tiểu nhiều, điều này sẽ khiến mẹ bầu dễ bị mất cân bằng lượng chất trong cơ thể, mệt mỏi kéo dài.

Tác hại của nghén mặn với mẹ bầu và thai nhiTác hại của nghén mặn với mẹ bầu và thai nhi

Suy giảm sức đề kháng

Ăn mặn làm giảm sự bài tiết nước bọt, do đó giảm khả năng phòng ngừa các loại vi trùng phát triển trong đường hô hấp và dễ mắc bệnh viêm họng hơn. Ngoài ra, nếu vấn đề này kéo dài sẽ có thể gây các bệnh nghiêm trọng như cúm, viêm phổi, ảnh hưởng cả thai nhi.

Ảnh hưởng đến tâm lý mẹ bầu

Khi mang thai bị nghén mặn, lượng natri cao sẽ là gánh nặng cho tim của mẹ. Lúc này, mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng như hồi hộp, khó chịu, buồn bực, ít đi tiểu và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Ngoài ra, nghén mặn còn ảnh hưởng dạ dày, thận, huyết áp.

Ảnh hưởng đến thai nhi

Vào giai đoạn những tháng đầu mang thai, nếu mẹ bầu ăn mặn sẽ ảnh hưởng đến thận, cơ quan tiêu hóa của thai nhi, thậm chí là suy thận bẩm sinh.

4 Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, mọi đối tượng bao gồm mẹ bầu nên thực hiện một chế độ ăn nhạt, ít muối để tốt cho sức khỏe nhất. Lượng muối cho phép được tiêu thụ đối với một người khỏe mạnh là 1 muỗng cà phê/ngày (tương đương khoảng 5g muối). Riêng lượng natri cần thiết là khoảng 2g.

Tuy nhiên, nếu bà bầu có sức khỏe kém, bị tiểu đường thai kỳ thì chỉ nên tiêu thụ từ 2-5g mỗi ngày. Không nên bổ sung nhiều muối có thể gây các biến chứng nặng hơn.

Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày?Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày?

5 Lời khuyên giúp mẹ bầu nghén mặn an toàn

Thích nghi và thay đổi dần với chế độ ăn nhạt

Để hạn chế ăn mặn, mẹ bầu có thể tập thay đổi thói quen ăn uống một cách từ từ, từng bước để thích nghi với chế độ ăn nhạt.

Chẳng hạn, ít dùng nước chấm hoặc pha loãng hơn, giảm nêm muối trong món ăn để quen dần. Ngoài ra, nên ăn các món luộc thay cho món xào, kho, rang, nhất là không nên ăn các loại dưa chua, dưa muối.

Hạn chế các món được chế biến sẵn

Các món ăn chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, để hạn chế thì bạn chỉ nên ăn một lượng nhỏ hay chia thành nhiều lần ăn nếu quá thèm. Tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, mắm, cá khô, phô mai,..

Lời khuyên giúp mẹ bầu nghén mặn an toànLời khuyên giúp mẹ bầu nghén mặn an toàn

Uống nhiều nước

Nếu cảm thấy nhạt miệng, mẹ nên uống nước lọc hoặc nước ép để giải khát, giải độc và giảm muối trong cơ thể. Ưu tiên uống nước ép không đường để an toàn và giúp bạn duy trì được quyết tâm kiêng mặn

Ăn chậm nhai kĩ

Ăn chậm nhai kỹ sẽ giúp bạn no lâu, cảm nhận được hết hương vị thơm ngon của món ăn, tạo cảm giác món ăn đậm đà hơn, đồng thời giảm cảm giác nhạt miệng.

Tăng cường ăn các thực phẩm có ích

Khi bổ sung những thực phẩm có ích như rau xanh, trái cây tươi, sữa sẽ giúp mẹ bầu giảm cảm giác thèm ăn mặn và bổ sung nhiều dinh dưỡng cho mẹ và bé.

6 Nghén mặn có phải dấu hiệu nhận biết sinh con trai?

Trong dân gian, nhiều người cho rằng nghén mặn là dấu hiệu sinh con trai. Tuy nhiên, trong khoa học hiện đại chưa có bằng chứng nào giải thích cho việc này.

Theo các chuyên gia, nghén mặn là do sự thay đổi nội tiết tố, thiếu chất khoáng ở mẹ bầu chứ không có liên quan gì đến giới tính của bé.

Nghén mặn có phải dấu hiệu nhận biết sinh con trai?Nghén mặn có phải dấu hiệu nhận biết sinh con trai?

Trên đây là những thông tin liên quan đến chứng nghén mặn ở mẹ bầu. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, giúp chăm sóc mẹ bầu một cách tốt nhất!

Nguồn: hongngochospital.vn

Từ khóa: Bà bầu bị nghén mặn có nguy hiểm không? Nên ăn bao nhiêu muối 1 ngày?nghén mặnnghén mặn là gìbà bầu bị nghén mặn