Tip hay

Bà bầu ăn rau muống được không? Đọc kỹ để tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ lẫn con

Bà bầu ăn rau muống được không? Đọc kỹ để tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ lẫn con

Rau muống là loại rau được nhiều người ưa chuộng. Vì thế, rau muống cũng được được lòng các mẹ bầu. Vậy bà bầu có ăn rau muống được không? Cùng tìm hiểu với Tip Hay nhé!

Rau muống là loại rau phổ biến được sử dụng trong các bữa ăn gia đình. Có một câu hỏi đặt ra rất nhiều đó là về việc có bầu ăn rau muống được không? Hãy cùng Tip Hay giải đáp qua bài viết hôm nay nhé.

1 Bà bầu ăn rau muống được không?

Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân thì rau muống mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu. Trong rau muống chứa nhiều axit folic tự nhiên. Đây là là một chất quan trọng cần được bổ sung trong thai kỳ để giúp tránh các dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Ăn rau muống mang lại nhiều lợi ích cho bà bầuĂn rau muống mang lại nhiều lợi ích cho bà bầu

Ngoài ra, trong rau muống còn chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào như: amino axit, canxi, sắt, vitamin B, vitamin C,...Với hàm lượng sắt dồi dào thì rau muống sẽ giúp bà bầu ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

2 Công dụng từ rau muống

Hỗ trợ làm giảm những vấn đề tiêu hóa

Với hàm lượng chất xơ cao, rau muống còn có tác dụng kích thích và bảo vệ hệ tiêu hóa. Do vậy, mẹ bầu có thể tránh được tình trạng táo bón khi mang thai.

Tham khảo thêm: Các  mẹo chữa rối loạn tiêu hóa cho bà bầu mà bạn nên biết

Rau muống kích thích và bảo vệ hệ tiêu hóaRau muống kích thích và bảo vệ hệ tiêu hóa

Bổ sung sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu

Trong quá trình mang thai, bà bầu thường bị thiếu hụt sắt dẫn đến thiếu máu, trong khi đó rau muống là loại rau cung cấp lượng sắt dồi dào. Do vậy, phụ nữ mang thai nên ăn rau muống để hạn chế tình trạng thiếu máu.

Rau muống là loại rau cung cấp lượng sắt dồi dàoRau muống là loại rau cung cấp lượng sắt dồi dào

Giảm nguy cơ sinh non và dị tật ở thai nhi

Rau muống được biết là nguồn cung cấp dồi dào axit folic giúp hạn chế nguy cơ sinh non và dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Hỗ trợ phát triển và bảo vệ xương

Trong 100g rau muống thì cung cấp khoảng 100mg canxi. Đây là khoáng chất cần thiết bảo vệ mẹ bầu khỏi triệu chứng loãng xương và cần thiết cho sự phát triển xương, răng của trẻ.

Rau muống giúp hỗ trợ phát triển và bảo vệ xươngRau muống giúp hỗ trợ phát triển và bảo vệ xương

Bảo vệ sức khỏe mắt

Rau muống có nhiều vitamin A tốt cho thị lực của bà bầu, đồng thời ngăn ngừa các bệnh liên quan đến thị lực: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,...

Hỗ trợ phòng chống bệnh tiểu đường

Trong thành phần của rau muống có chứa dưỡng chất rất giống insulin (chất làm giảm lượng đường trong máu). Bà bầu nên ăn rau muống để cân bằng lượng đường trong máu, phòng ngừa triệu chứng bệnh tiểu đường.

Rau muống cân bằng lượng đường trong máuRau muống cân bằng lượng đường trong máu

Tăng cường hệ miễn dịch

Rau muống chứa các thành phần như vitamin A, C và beta-carotene. Đây đều là những tác nhân chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của gốc tự do là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh mãn tính.

3 Lưu ý khi ăn rau muống

Có bầu mấy tháng được ăn rau muống?

Trong rau muống có chứa hợp chất axit folic giúp giảm thiểu và ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh của thai nhi. Vì thế mẹ bầu từ những tháng thai kỳ đầu tiên hoàn toàn có thể ăn được rau muống với liều lượng vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho thai kỳ.

Lưu ý là trong 3 tháng đầu tiên, nếu mẹ bầu có thể trạng không tốt thì không nên ăn rau muống nhé.

Rửa sạch nấu kỹ

Rau muống được trồng tại các môi trường chứa nhiều loài giun sán ký sinh có thể gây đau bụng, khó tiêu. Ngoài ra, khi trồng người ta sử dụng hóa chất để tránh sâu ăn lá. Do vậy khi ăn rau muống cần rửa sạch và nấu chín kỹ để hạn chế giun sán và hóa chất có hại.

Rau muống cần rửa sạch và nấu chín kỹRau muống cần rửa sạch và nấu chín kỹ

Những đối tượng không nên ăn rau muống

  • Bệnh nhân bị gút: Rau muống cung cấp nhiều chất đạm thực vật nên đối tượng này không nên ăn vì sẽ khiến bệnh nghiêm trọng.
  • Suy nhược cơ thể: Nếu mẹ bầu đang bị suy nhược cơ thể hoặc có hệ tiêu hóa không được tốt cũng không nên ăn rau muống để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu ở 3 tháng đầu, thể trạng của mẹ không được tốt thì tuyệt đối không ăn rau muống.

Không ăn rau muống khi có vết thương ngoài da

Da bị tổn thương cần quá trình phục hồi và chữa lành. Việc ăn rau muống sẽ kích thích tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồi, trông không đẹp mắt.

Rau muống kích thích tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồiRau muống kích thích tế bào gây ra hiện tượng sẹo lồi

Không uống sữa và ăn rau muống cùng lúc

Uống sữa và ăn rau muống cùng lúc gây cản trở hấp thụ canxiUống sữa và ăn rau muống cùng lúc gây cản trở hấp thụ canxi

Sữa và rau muống đều cung cấp canxi cho cơ thể nhưng khi kết hợp sữa và rau muống sẽ gây cản trở việc hấp thụ canxi vào cơ thể.

Đối với phụ nữ mang thai nếu xuất hiện triệu chứng đau bụng, đau dạ dày nên tham khảo ngay  mẹo chữa đau dạ dày cho bà bầu để khắc phục tình trạng trên một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Mong rằng bài viết trên đã giải đáp rõ thắc mắc bà bầu có được ăn rau muống không. Hãy đảm bảo dinh dưỡng cân đối cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm để có được thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé!

Nguồn: Bệnh viện đa khoa Medlatec

Từ khóa: Bà bầu ăn rau muống được không? Đọc kỹ để tránh ảnh hưởng sức khỏe mẹ lẫn conbà bầu ăn rau muống được khôngcó bầu lưu ý khi ăn rau muống