Áp dụng 8 phương pháp dạy con không đòn roi, ba mẹ nên thử
Áp dụng 8 phương pháp dạy con không đòn roi, ba mẹ nên thử để giúp trẻ nghe lời và ngoan ngoãn hơn, cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Sử dụng đòn roi dạy con trẻ không những gây nên những ảnh hưởng về tinh thần mà có thể khiến trẻ bướng bỉnh hơn. Với những phương pháp dạy con không đòn roi dưới đây sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời cho trẻ.
1
Bỏ qua hành vi sai trái nhẹ
Khi bé có những hành vi sai trái nhẹ, các phụ huynh không nên quá hà khắc, nặng nề mà hãy nhẹ nhàng bỏ qua cho các bé. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn mặc kệ hay không để ý đến con vì có thể lỗi sai đó không phải do bé cố ý mà là một điều vô tình. Chính vì thế, nếu bạn thấy hành vi đó có thể bỏ qua được thì hãy bỏ qua và nhẹ nhàng với bé nha.
2
Time out là gì? Đặt thời gian chờ
Phương pháp đặt thời gian chờ có nghĩa là bạn sẽ để cho các bé một khoảng thời gian vừa đủ để dừng việc đang làm lại. Ví dụ như, trong trường hợp con sử dụng điện thoại quá giờ đã quy định, các bạn hãy đếm từ 1 đến 3 và nói với con rằng khi mẹ đếm đến 3 thì con hãy ngưng dùng điện loại.
Cùng với đó, nếu qua thời gian đó con chưa dừng lại các bạn có thể đưa ra hình phát cho bé. Phương pháp này sẽ mang lại tính hiệu quả cao và giúp bé có tính kỷ luật hơn và với những bé thường nóng giận khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp các bé bình tĩnh hơn trong nhiều việc.
3
Hãy lắng nghe trẻ
Phương pháp mất đặc quyền được thực hiện như sau, nếu bé không ngoan hoặc làm những việc sai với quy tắc thì mẹ sẽ nói cho bé biết bé sẽ mất đặc quyền vốn có. Như là trong trường hợp bé không chịu ăn cơm thì sẽ không được đi ăn kem.
Cùng với đó, các phụ huynh sẽ hiểu hơn về vấn đề đó và hướng dẫn trẻ cách giải quyết hợp lý. Từ đó, các bé sẽ biết điều chỉnh hành vi và cảm xúc của mình hơn.
4
Mất đặc quyền nếu trẻ bướng bỉnh
Phương pháp mất đặc quyền được thực hiện như sau, nếu bé không ngoan hoặc làm những việc sai với quy tắc thì mẹ sẽ nói cho bé biết bé sẽ mất đặc quyền vốn có. Như là trong trường hợp bé không chịu ăn cơm thì sẽ không được đi ăn kem.
Áp dụng phương pháp này thay vì dùng đòn roi sẽ giúp các bé tuân thủ những điều đã đặt ra với cha mẹ và nghe lời, ngoan ngoãn hơn. Các phụ huynh có thể đặt cho bé nhiều đặc quyền để biết sẽ có thêm động lực và cố gắng hơn.
5
Phương pháp lãnh hậu quả
Phương pháp lãnh hậu quả là một phương pháp dạy con không đòn roi mang lại hiệu quả cao. Với phương pháp này, các phụ huynh phải thật kiên quyết và không được mềm lòng.
Trong một bữa ăn, nếu bé không chịu ăn thì phụ huynh hãy áp dụng phương pháp thời gian chờ. Nếu phương pháp này không mang lại hiệu quả, bạn hãy đưa ra để nghị cho bé là ăn hoặc sẽ nhịn đến hôm sáng hôm sau. Khi làm như vậy, trẻ sẽ biết được khi mình không ngoan hay không nghe lời sẽ phải có những điều gì xảy ra, có những hậu quả như thế nào.
6
Mềm dẻo, linh hoạt và không nên ra lệnh
Cứng nhắc khi dạy trẻ sẽ không phải là một điều tốt, các phụ huynh nên mềm dẻo và linh hoạt để bé không có cảm giác lo lắng, sợ hãi. Cùng với điều đó, phụ huynh cũng không nên đưa ra mệnh lệnh cho bé mà thay vào đó hãy dùng những lời khuyên hoặc những câu nói nhẹ nhàng như con nên, con có thể,... để bé có thể lắng nghe ba mẹ hơn.
7
Khen ngợi và không chỉ trích lỗi lầm
Khen ngợi bé sẽ giúp các bé được tự tin và có thêm nhiều sự cố gắng hơn. Khi phụ huynh khen ngợi bé sẽ cảm thấy rất vui và từ đó nỗ lực để được khen nhiều hơn. Cùng với đó, phụ huynh cũng đừng chỉ trích những lỗi lầm của trẻ vì sẽ khiến trẻ nghĩ về bản thân mình không tốt.
8
Phần thưởng cho hành vi tốt
Các bé luôn luôn thích được nhận quà từ ba mẹ. Khi bé làm được những hành vi tốt, các phụ huynh nên cho bé những phần thưởng như là đi công viên, đồ chơi, đi dạo phố, đi ăn,... Điều này sẽ giúp các bé rất vui và ngày càng nỗ lực, ngoan ngoãn hơn.
Bài viết trên là những chia sẻ của Tip Hay về những phương pháp dạy con không đòn roi. Khi áp dụng những phương pháp này các phụ huynh cần có sự kiên nhẫn, bình tĩnh và hy vọng qua những phương pháp này sẽ giúp các bé ngày càng phát triển tốt hơn.