Tip hay

Ăn không tiêu nên làm gì? 20 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà

Ăn không tiêu nên làm gì? 20 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhà

Chỉ cần dùng những nguyên liệu có sẵn trong gian bếp của bạn như: Nước chanh và gừng hay ăn một số loại trái cây như cam, nho là bạn có thể đánh bay tình trạng đầy bụng khó chịu. Bách hóa XANH sẽ giúp bạn chữa chứng đầy bụng qua thông tin sau.

Tình trạng đầy bụng diễn ra khi lượng thực ăn bạn nạp vào cơ thể không tiêu hóa hết được, đi kèm với tình trạng đầy bụng có thể là ở hơi, ợ chua, buồn nôn,... Tình trạng này thường xảy ra sau những bữa ăn hoặc khi bạn ăn những thức ăn khó tiêu như đồ cay, chất béo, rượu bia.

1 Nguyên nhân và triệu chứng đầy bụng khó tiêu

Đầy bụng khó tiêu có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Thói quen ăn uống: Nếu bạn có thói quen ăn quá nhanh, không đúng bữa, đúng giờ, nhai không kĩ, ăn quá nhiều đồ ăn khó tiêu,... thì nên điều chỉnh lại vì đây là nguyên nhân gây khó tiêu.
  • Mắc bệnh về đường tiêu hoá: Một số người mắc bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, ung thư dạ dày,...sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng. Thức ăn vào cơ thể sẽ khó tiêu, gây đầy hơi, đau bụng.
  • Ngoài ra còn có một số nguyên nhân như: Căng thẳng tinh thần, thiếu men tiêu hóa, men vi sinh,...cũng khiến đầy bụng khó tiêu.

đầy bụng

Một số triệu chứng điển hình của việc đầy hơi khó tiêu mà bạn có thể dễ dàng nhận biết như:

  • Chướng bụng: Luôn có cảm giác bụng đầy, đầy hơi khó chịu.
  • Buồn nôn: Sau khi ăn cơm xong bạn cảm thấy buồn nôn và rất muốn nôn kèm theo đó là chứng hoa mắt chóng mặt.

Sôi bụng là hiện tượng bụng phát ra âm thanh vì thức ăn cùng với khí và dịch vị đang di chuyển trong lòng ống tiêu hóa. Tham khảo thêm nhiều  mẹo chữa sôi bụng nhé!

2 Mẹo chữa đầy bụng khó tiêu

Dùng nước chanh và gừng

Pha hai muỗng nước cốt chanh, gừng và ít mật ong cùng với nước ấm. Bạn chỉ cần uống hỗn hơn này sau mỗi bữa ăn sẽ giúp giảm cảm giác đầy bụng.

chanh

Ăn cam, nho

Ăn cam, nho không những giúp hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả mà còn cung cấp dinh dưỡng cho bạn. Do đó, bạn có thể ăn cam hoặc nho sau bữa ăn để giải quyết tình trạng khó tiêu.

Ăn cam, nhoĂn cam, nho

Dùng nước đá

Theo khuyến cáo của các bác sĩ, bạn nên chườm túi nước đá lên bụng khoảng 30 phút sau khi ăn để giảm cơn đau dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc nóng để dạ dày được thư giãn.

nước đá

Dùng túi chườm hoặc khăn nóng

Túi chườm nóng hoặc khăn nóng sẽ giúp làm ấm bụng và khu vực quanh rốn nên sẽ giảm triệu chứng khó chịu do khó tiêu, đầy bụng.

Bạn có thể cắm nóng túi sưởi rồi đặt lên bụng từ 5-10 phút để giảm được cơn đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Lưu ý, để tránh gây bỏng thì bạn nên đặt một chiếc khăn mỏng lên bụng trước khi đặt túi sưởi nhé!

Dùng túi chườm hoặc khăn nóngDùng túi chườm hoặc khăn nóng

Dùng dầu tỏi và dầu đậu nành

Khi nào bị đau bụng hoặc chướng bụng hãy trộn hỗn hợp dầu tỏi và dầu đậu nành rồi xoa nhẹ nhàng lên bụng.

Dùng dầu tỏi và dầu đậu nànhDùng dầu tỏi và dầu đậu nành

Uống nước chanh nóng

Nếu thường xuyên gặp tình trạng khó tiêu bạn nên chuẩn bị đồ uống này trước bữa ăn. Một muỗng nước cốt chanh, một ít đường pha cùng với nước ấm và uống trước bữa ăn có thể ngừa được tình trạng đầy bụng hiệu quả.

nước chanh

Uống sữa và trà

Sữa tách bơ hoặc trà bạc hà hay trà mâm xôi cũng có thể giải quyết được tình trạng khó tiêu ở dạ dày.

Tham khảo thêm:  Cách trị chứng khó tiêu ở trẻ

Uống sữa và tràUống sữa và trà

Massage bụng

Xoa bụng hay massage bụng nhẹ nhàng sẽ giúp người bệnh xử lý được những cơn đau bụng, khó tiêu dễ dàng nhất bất kì lúc nào.

Bạn chỉ cần dùng tay để xoa bụng theo chiều kim đồng hồ từ bẹ sườn phải sang trái rồi xuống dưới, trở lại vị trí ban đầu. Bạn có thể thoa thêm ít dầu khi xoa để bụng nóng hơn, giúp đẩy lùi nhanh việc khó tiêu.

Massage bụngMassage bụng

Uống baking soda

Trong baking sodachứa natri hiđrocacbonat (natri bicacbonat) có thể trung hòa được axit dạ dày, giảm được tình trạng ợ nóng nhanh chóng.

Bạn chỉ cần hòa tan 1/4 muỗng canh baking soda với 1 ly nước ấm và uống từ từ.

Lưu ý: Sau 2 giờ kể từ lúc uống baking soda bạn không nên uống thêm loại thuốc nào khác vì có thể gây tác dụng phụ.

Uống baking sodaUống baking soda

Dùng gừng chấm muối

Gừng và muối là 2 nguyên liệu kết hợp lại với nhau cũng góp phần làm giảm đau bụng, khó tiêu hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng một lát gừng chấm với muối để ăn là cơn đau bụng đầy hơi sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Dùng gừng chấm muốiDùng gừng chấm muối

Kê cao gối khi nằm

Một số trường hợp không nằm gối sẽ khiến cổ họng, dạ dày cùng nằm trên một đường thẳng và axit dạ dày dễ trào ngược lên gây khó chịu.

Vì vậy, kê cao gối khi nằm sẽ giúp đẩy lùi tình trạng đầy bụng khó tiêu, trào ngược dạ dày hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Kê cao gối khi nằmKê cao gối khi nằm

Bổ sung men vi sinh

Trong một vài trường hợp, người bị bệnh dài ngày, ngộ độc thực phẩm khiến lợi khuẩn như probiotic bị suy giảm.

Bạn có thể bổ sung lợi khuẩn qua thực phẩm như sữa chua, kim chi sẽ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm đau bụng, khó tiêu.

Bổ sung men vi sinhBổ sung men vi sinh

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ đóng vai trò quan trọng cải thiện hoạt động của ruột, ăn thực phẩm nhiều chất xơ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón.

Các chất xơ hòa tan góp phần tăng lợi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như: Trái cây, rau củ, bánh mì ngũ cốc và ngũ cốc nguyên hạt.

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơBổ sung thực phẩm giàu chất xơ

Uống trà thảo mộc

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng trà thảo mộc có thể đem đến những lợi ích lâu dài cho việc giảm khó chịu bởi đau dạ dày, tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng các loại trà như: Trà bạc hà, trà hoa cúc hay trà gừng đều được.

Uống trà thảo mộcUống trà thảo mộc

Dùng củ gừng

Chữa đầy bụng bằng củ gừngChữa đầy bụng bằng củ gừng

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Bước 1 Rửa sạch gừng.

Bước 2 Giã nát gừng rồi chắt lấy phần nước.

Bước 3 Pha nước gừng với 150ml nước nóng và 1 muỗng canh mật ong đã chuẩn bị, sau đó khuấy đều và uống.

Cách dùng và tần suất

Các bạn nên uống ngay sau khi pha và lúc nước gừng còn ấm. Mỗi ngày nên uống 2-3 lần sau mỗi bữa ăn đến khi tình trạng đầy bụng thuyên giảm.

Uống nước lá tía tô

Chữa đầy bụng bằng lá tía tôChữa đầy bụng bằng lá tía tô

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Bước 1 Rửa sạch lá tía tô.

Bước 2 Cho 30g lá tía tô vào máy xay sinh tố.

Bước 3 Các bạn lọc đi phần cặn, chắt lấy nước cốt đã xay và uống.

Cách dùng và tần suất

Nên uống nước lá tía tô ngay khi vừa xay xong. Tần suất dùng cũng khoảng 2-3 lần/ ngày để chứng đầy bụng mau thuyên giảm.

Dùng rau răm

Chữa đầy bụng bằng rau rămChữa đầy bụng bằng rau răm

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Bước 1 Rửa sạch rau răm.

Bước 2 Cắt nhỏ rau răm và vắt hoặc dùng máy xay để xay nhuyễn rau răm thành nước, sau đó bạn có thể uống.

Cách dùng và tần suất

Nên uống liền sau khi vừa xay xong là hiệu quả nhất. Tần suất dùng nên từ 1-2 lần/ngày.

Dùng lá bạc hà

Bạc hà giúp chữa đầy bụng rất hiệu quảBạc hà giúp chữa đầy bụng rất hiệu quả

Nguyên liệu

  • Một nắm lá bạc hà
  • 2 quả chanh tươi
  • Một chút đường
  • Nước lọc

Cách thực hiện

Bước 1  Rửa sạch lá bạc hà, sau đó giã nhỏ ra.

Bước 2 Cắt chanh bỏ hạt và vắt lấy nước cốt.

Bước 3 Pha nước cốt chanh cùng với lá bạc hà đã giã nhỏ với nước lọc, sau đó thêm một ít đường vừa đủ và khuấy đều rồi uống.

Cách dùng và tần suất

Sau khi pha xong, bạn nên dùng ngay. Các bạn nên uống hằng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng hoa cúc và thì là

Chữa đầy bụng bằng hoa cúc và thì làChữa đầy bụng bằng hoa cúc và thì là

Nguyên liệu

  • 3g hoa cúc
  • 100g thì là
  • Nước sôi

Cách thực hiện

Bước 1 Bạn sửa sạch thì là và làm sạch hoa cúc.

Bước 2 Cho thì là và hoa cúc vào ấm pha trà, sau đó cho nước sôi vào

Bước 3 Đậy nắp kín, đợi khoảng 15 phút và thưởng thức.

Cách dùng và tần suất

Các bạn nên dùng ngay khi pha và ngay khi còn nóng. Mỗi ngày, bạn có thể uống thì là và hoa cúc rất tốt cho việc chữa đầy hơi.

Uống nước tỏi

Chữa đầy bụng bằng tỏiChữa đầy bụng bằng tỏi

Nguyên liệu

Cách thực hiện

Bước 1 Lột sạch vỏ tỏi, sau đó giả nát.

Bước 2 Hòa tan tỏi đã giã nát với 60ml nước ấm và thêm vào 5g đường phèn, sau đó bạn có thể thưởng thức.

Cách dùng và tần suất

Các bạn nên uống ngay sau khi pha và nên uống khi nước còn ấm. Mỗi ngày, bạn nên uống từ 1-2 lần.

Vị của bài thuốc này sẽ hơi khó uống, nhưng khả năng làm giảm tình trạng đầy bụng rất hiệu quả trong thời gian ngắn.

3 Lưu ý khi chữa đầy bụng khó tiêu

Ngoài những cách chữa trị trên, bạn cần quan tâm đến một số lưu ý khi chữa đầy bụng khó tiêu mà bạn cần ghi nhớ như:

  • Chia bữa ăn ra ăn nhiều lần, không ăn quá nhiều sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc quá sức khi bụng đang bị khó tiêu. Cách 2 tiếng thì bạn hãy ăn 1 lần, bữa chính chỉ ăn vừa đủ và nhai kỹ nhé!
  • Không uống đồ có ga, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,...
  • Không ăn trước khi ngủ ít nhất 3-4 tiếng.
  • Hạn chế ăn đồ chứa nhiều chất bảo quản, đồ ăn phải tươi.
  • Nên ăn nhiều rau xanh, cá, thịt, trứng, tỏi.
  • Nên uống đủ nước mỗi ngày từ 2-2.5 lít.

Lưu ý khi chữa đầy bụng khó tiêuLưu ý khi chữa đầy bụng khó tiêu

4 Trường hợp nào nên đi gặp bác sĩ?

Mặc dù đầy bụng, khó tiêu là bệnh phổ biến với nhiều người, nhưng đôi khi lại có hậu quả nghiêm trọng àm bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lặp tức như:

  • Tình trạng khó tiêu kéo dài và ngày càng khó chịu, đau dữ dội.
  • Đi vệ sinh ra máu, nôn trớ nhiều lần.
  • Thực hiện nhiều mẹo nhưng không thấy hiệu quả.

Trường hợp nào nên đi gặp bác sĩ?Trường hợp nào nên đi gặp bác sĩ?

Trên đây là những mẹo đơn giản có thể chữa nhanh chứng đầy bụng, khó tiêu sau khi ăn. Chỉ cần bạn áp dụng đúng cách là có thể ngăn ngừa và điều trị được tình trạng khó chịu ở bao tử của mình.

Nguồn: Healthline, Vinmec

Từ khóa: Ăn không tiêu nên làm gì? 20 mẹo chữa đầy bụng khó tiêu tại nhàmẹo chữa đầy bụng khó tiêucách chữa đầy bụng khó tiêucách trị đầy hơi khó tiêu tại nhàmẹo chữa đầy hơi khó tiêucách chữa bụng đầy hơi khó tiêucách chữa đầy bụng khó tiêu tại nhàăn không tiêu nên làm gì