Ai không nên ăn nội tạng?
Ngoài phần thịt và xương thì phần nội tạng cũng chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Và đây cũng là phần mà nhiều người rất thích ăn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn nội tạng vì nó có thể gây ra một số bệnh không mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu với Tip Hay nhé!
Giá trị dinh dưỡng của nội tạng
Mỗi một loại phủ tạng khác nhau sẽ cung cấp những chất khác nhau cho cơ thể nhưng nhìn chung các loại nội tạng đều rất giàu chất đạm và chất béo. Ăn tim, gan động vật sẽ cung cấp một lượng lớn Vitamin A và sắt cho cơ thể. Đây là những thực phẩm rất tốt đối với trẻ em và bà bầu. Giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Những ai không nên ăn nội tạng?
Mặc dù rất giàu chất dinh dưỡng nhưng nội tạng lại chứa rất nhiều chất béo, ăn nhiều có thể làm tăng lượng Cholesterol trong máu. Điều này không hề tốt đối với sức khỏe của bạn. Chính vì vậy, người cao tuổi, người mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa: tăng Cholesterol máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh gout, bệnh thận, người thừa cân - béo phì…nên hạn chế ăn nội tạng.
Một số bà mẹ thường có quan niệm “ăn gì bổ nấy” nên thường xuyên cho con ăn óc heo. Tuy nhiên, sự thật là chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng óc heo có thể khiến trẻ thông minh hơn. Không những vậy, ăn nhiều óc heo còn làm tăng lượng Cholesterol, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Óc heo còn chứa rất nhiều chất béo, có thể gây thừa cân – béo phì.
Những người bị bệnh suy thận cũng không nên ăn thận. Vì họ đang bị rối loạn chuyển hóa lipid mà ăn thận thì có thể làm lượng Cholesterol trong máu tăng cao. Điều này càng khiến bệnh tình thêm nặng hơn. Ngoài ra, những người mắc các bệnh về tim mạch (tăng huyết áp, xơ vữa động mạch) cũng không nên ăn tim.
Một số lưu ý khi ăn nội tạng
Một người bình thường nên ăn nội tạng vì nó rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên bạn cũng chỉ nên ăn vừa phải thôi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi tuần bạn nên ăn nội tạng 2 – 3 lần, mỗi lần ăn từ 50 - 70g đối với người lớn, còn trẻ em chỉ ăn từ 30 - 50g/bữa.
Khi mua nên chọn mua nội tạng còn tươi, ấn vào mặt gan, tim còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn không có nốt sần cục, màu đỏ tươi sẫm. Không mua các loại gan có màu vàng hoặc tím sẫm, có mùi hôi. Khi sơ chế nên sử dụng muối hoặc giấm, chanh để loại bỏ hết mùi hôi, vi khuẩn, chất độc còn bám trên nội tạng.
Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc!
Xem thêm: Những con vật thịt ngon nhưng nội tạng độc chết người
Nguồn tham khảo: suckhoedoisong.vn