9 lưu ý quan trọng trước khi trồng rau sạch tại nhà mà bạn không nên bỏ qua
Hãy bỏ túi những lưu ý quan trọng dưới đây Bách hoá XANH gửi đến bạn để trồng rau sạch tại nhà luôn được xanh tốt, tươi ngon nhé!
Tự trồng rau sạch ở nhà đang là xu hướng được nhiều nội trợ ưa chuộng, đặc biệt là trong mùa dịch này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đến những lưu ý để rau trồng ở nhà phát triển xanh tốt, vậy thì còn chờ gì nữa mà không điểm qua 9 lưu ý về trồng rau sạch tại nhà mà Bách hoá XANH nhắc tới trong bài viết này!
1
Vật liệu trồng rau
Thay vì phải bỏ ra 1 số tiền để mua vật liệu đựng rau, bạn hãy thử tận dụng các thùng xốp, chậu nhựa có sẵn trong nhà bạn để làm thùng trồng rau, việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá chi phí và có thể dùng số tiền đó mua thêm nhiều hạt giống hơn.
Ngoài ra, bạn có thể dùng nước vo gạo để tưới cây, nước vo gạo sẽ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây ngoài phân bón đấy.
2
Trồng các loại rau dễ trước
Tự trồng rau xanh ở khi bạn chưa có đủ kinh nghiệm, bạn hãy bắt đầu với các loại dễ trồng như rau muống, rau mồng tơi, rau diếp cá,... để tránh những trường hợp tốn quá nhiều kinh phí vào các hạt giống nhưng không thu lại được kết quả.
Trong lúc trồng các loại rau dễ này, bạn có thể tự đúc kết thêm cho mình nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật trồng rau đúng để sau này trồng các loại rau khó hơn không còn gặp khó khăn nữa.
3
Đừng trồng rau sai mùa vụ
Dù là rau trồng tại nhà nhưng bạn cũng phải chọn những loại rau theo mùa vụ, hợp với điều kiện thời tiết nơi bạn sống, để cây rau có thể phát triển và cho năng suất tốt nhất.
4
Hạt giống chất lượng
Bước đầu quan trọng để rau phát triển tốt đó chính là hạt giống, hạt giống phải có nguồn gốc uy tín và đảm bảo tỉ lệ nảy mầm cao. Vì thế bạn hãy tìm mua hạt giống rau ở những cửa hàng hạt giống uy tín nhé.
5
Đất trồng rau
Hãy tìm hiểu về đất trồng cho từng loại rau thật kỹ vì đất trồng có thể được xem là 1 trong các nhân tố quyết định cho sự phát triển của rau xanh.
Trồng rau trong thùng xốp, chậu với lượng đất vừa đủ, có khả năng giữ ấm tốt và đảm bảo vệ sinh đất trồng để các vi sinh vật có lợi sống trong đất trở thành nguồn dinh dưỡng cho rau, qua đó có thể hạn chế được các vi sinh vật gây bệnh lên rau.
Ngoài ra bạn cũng nên bổ sung phân bón hữu cơ cho đất trồng để cải tạo đất, giúp đất tơi xốp cũng nhưng cung cấp thêm dinh dưỡng cho rau.
6
Chế độ tưới nước cho rau
Cũng như đất, các loại rau có 1 chế độ tưới nước riêng, vì thế bạn hãy tìm hiểu thật kĩ trước khi tưới nước cho rau để rau không bị héo hoặc bị úng vì tưới quá ít hay nhiều nước.
Nước giúp rau trồng phát triển và chuyển hoá các chất dinh dưỡng, đa phần các loại rau đều cần được tưới nước kỹ khoảng 1 - 3 lần vào mỗi tuần để rễ cây phát triển sâu xuống đất, qua đó hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi rau.
7
Mật độ rau trồng
Mật độ trồng rau quá dày sẽ khiến các rau tranh nhau dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và nước. Vì thế bạn hãy tìm hiểu về khoảng cách trồng rau và rãi hạt giống cách nhau 1 khoảng hợp lí.
Ngoài ra bạn cũng không nên trồng quá nhiều rau cùng 1 lúc, vì làm vậy bạn sẽ khó chăm sóc đầy đủ cho hết tất cả loại rau. Hãy bắt đầu với rau dễ trồng mà bạn thích sau đó mới tiến hành mở rộng trồng thêm các loại rau khác khi đã đầy đủ kinh nghiệm.
Bên cạnh đó hãy thu hoạch rau củ khi đến mùa vụ để tránh làm tổn thương dưỡng chất trong đất và rau trồng.
8
Phát hiện kịp thời các biểu hiện bệnh của rau
Khi trồng rau, bạn hãy thường xuyên kiểm tra để phát hiện kịp thời các tình trạng sâu bệnh của rau như lá bị rỗ, lá vàng úa, trứng côn trùng trên thân cây,...
9
Rửa sạch rau trồng ở khi sử dụng
Trồng rau tại nhà để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ vì không chứa các chất kích thích tăng trưởng hoá học, tuy nhiên bạn cũng nên rửa lại rau thật sạch với nước để loại bỏ các sâu bọ gây hại, bụi bẩn bám trên rau, đặc biệt là khi dùng rau để làm các món sống như gỏi, salad thì càng phải chế biến sạch sẽ hơn.
Trên đây là 9 lưu ý về trồng rau sạch mà Bách hoá XANH gửi đến bạn, hy vọng bạn có thể rút thêm cho mình những kinh nghiệm rau trồng của bạn luôn được xanh tốt và phát triển khoẻ mạnh nhé!