Tip hay

9 loại hoá chất nguy hiểm có thể tồn tại trong đồ dùng của nhà bạn

9 loại hoá chất nguy hiểm có thể tồn tại trong đồ dùng của nhà bạn

Có nhiều loại hóa chất độc hại đang tồn tại trong đồ dùng của gia đình. Cùng tìm hiểu 9 loại hoá chất nguy hiểm có thể tồn tại trong đồ dùng của nhà bạn có thể hại sức khỏe nhé!

Các đồ dùng xung quanh chúng ta đều ít nhiều chứa một số chất hóa học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu tiếp xúc trong một thời gian dài, hoặc do bị tác động dẫn đến biến đổi thành chất độc.

1 Chất Perfluoroalkyl (PFAS)

Chất Perfluoroalkyl (PFAS) hay còn gọi là hóa chất vĩnh viễn do đặc tính mất nhiều thơi gian để phân hủy khi ở ngoài môi trường hay trong cơ thể động vật.

Nếu tiếp xúc với chất hóa học này lâu dài có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, sụt cân, suy giảm miễn dịch hay mắc các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

Chất Perfluoroalkyl (PFAS) được tìm thấy nhiều trong các loại chảo chống dính, các loại mỹ phẩm chống nước như kem nền, son môi, mascara,...hoặc các đồ nội thất, thảm chống vết bẩn. Ngoài ra, PFAS còn được tìm thấy trong nguồn nước ô nhiễm.

Do đó, để tránh tiếp xúc tối đa với hóa chất này thì bạn nên chọn những chiếc chảo, nồi, đĩa làm bằng chất liệu gang, thép, gốm, đồng không gỉ hoặc làm bằng thủy tinh.

Để hạn chế phơi nhiễm PFAS, bạn nên sử dụng bình lọc nước và theo dõi chất lượng nước thường xuyên.

Chất Perfluoroalkyl (PFAS)Chất Perfluoroalkyl (PFAS)

2 Paraben

Paraben là một chất bảo quản thường được dùng trong các loại mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm và đồ uống như đồ trang điểm, nước hoa, kem dưỡng ẩm, kem cạo râu, thuốc uống,...

Một số nghiên cứu cho thấy nếu tiếp xúc với Paraben ở liều lượng cao có thể gây hại sức khỏe đáng kể. Tuy nhiên, nếu chỉ với hàm lượng nhỏ thì không cần quá lo lắng vì có thể đào thải nhanh chóng. Dù vậy, mọi người vẫn nên cân nhắc khi dùng các sản phẩm có chứa Paraben nhé!

ParabenParaben

3 Formaldehyde

Formaldehyde là một chất không màu, dễ cháy, có mặt trong nhiều đồ dùng như ván ép, sàn gỗ công nghiệp, mỹ phẩm,...chất này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, da hay đường ăn uống.

Nếu chỉ tiếp xúc với một lượng nhỏ Formaldehyde sẽ không gây hại, tuy nhiên nếu tiếp xúc nhiều sẽ có thể gây một số vấn đề về đường hô hấp, mắt, mũi, họng hay da.

Để hạn chế tiếp xúc với hóa chất này, bạn nên ghi nhớ một số điều sau:

  • Formaldehyde có trong các sản phẩm thường dùng như dầu gội, xà phòng, chất khử mùi, sơn móng tay, sữa dưỡng thể,...do đó nên ưu tiên dùng sản phẩm có thành phần thiên nhiên.
  • Nếu không thể hạn chế việc tiếp xúc, bạn nên mở cửa sổ thông gió, mở quạt, mở máy tạo ẩm, điều hòa không khí.

FormaldehydeFormaldehyde

4 Bisphenol A (BPA)

Bisphenol A (BPA) là hóa chất dùng để sản xuất nhựa polycarbonate, dùng trong các thiết bị y tế, hộp đựng thức ăn, đồ dùng bằng nhựa,...Do đó, chất này có thể đi vào người bằng đường ăn uống, không khí.

Bisphenol A (BPA) được nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ với những căn bệnh như vô sinh, ung thư, rối loạn nội tiết. Để hạn chế tiếp xúc với chất này, bạn nên:

  • Hạn chế cho hộp đựng thức ăn làm từ nhựa polycarbonate vào lò vi sóng.
  • Hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp sẵn.
  • Nên chọn đựng thực phẩm nóng bằng hộp thủy tinh, sứ, thép không gỉ.
  • Không nên dùng hộp đựng làm từ nhựa tái chế. Theo đó, hộp đựng đánh số 3, 7 là làm từ nhựa tái chế. Còn nhựa số 1, 2, 4, 5 sẽ an toàn hơn.

Bisphenol A (BPA)Bisphenol A (BPA)

5 Phthalate

Phthalate có thể dễ dàng tìm thấy trong các chất tẩy rửa gia đình, xà phòng, bao bì thực phẩm, nước hoa, dầu gội, dầu xả, sơn móng tay,...Một số nghiên cứu cho thấy Phthalate có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe như dị tật bẩm sinh, thay đổi hormone ở loài gậm nhắm.

Việc hạn chế tiếp xúc với Phthalate là điều khó khăn, nhưng để giảm thiểu thì bạn nên chọn mua đồ dùng không chứa PVC, hạn chế dùng sản phẩm chăm sóc cá nhân có mùi thơm hay nước hoa.

PhthalatePhthalate

6 Ether Glycol

Ether Glycol đóng vai trò là một chất dung môi hòa tan các chất khác thành dung dịch, chất này không màu, dễ cháy. Ether Glycol được dùng trong các sản phẩm như sơn, thuốc nhuộm, nước hoa, mỹ phẩm,...

Nếu tiếp xúc với Ether Glycol trong thời gian dài có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe như mệt mỏi, thiếu máu, tổn thương thận và gan, buồn nôn, phù phổi,...

Ether GlycolEther Glycol

7 Dimethicone

Dimethicone là một loại silicone, có trong nhiều mỹ phẩm, có tác dụng làm mịn da, mượt tóc. Dimethicone được FDA cho phép sử dụng trong mỹ phẩm với nồng độ nhất định nhưng lại khó phân hủy sinh học.

Do đó, Dimethicone khá an toàn đối với sức khỏe con người nếu dùng ở nồng độ cho phép, nhưng lại gây hại đến môi trường.

DimethiconeDimethicone

8 Triclosan

Triclosan là chất kháng khuẩn, kháng nấm có trong một số sản phẩm sữa tắm, mỹ phẩm, kem đánh răng, nước rửa chén, đồ chơi, quần áo,...nhưng nhiều nhất là tiếp xúc thông qua xà phòng rửa tay, nước rửa tay.

Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy khi tiếp xúc với chất này có thể gây rối loạn hormone, rối loạn miễn dịch và gia tăng vi trùng kháng thuốc kháng sinh.

TriclosanTriclosan

9 Amoniac

Amoniac là khí không màu, có mùi hăng khó chịu, chất này có đặc tính ăn mòn cao, có thể gây tổn thương thần kinh.

Amoniac được dùng để sản xuất phân bón là chủ yếu, một số được tìm thấy trong nhựa, thuốc nhuộm và dệt may, hay trong bồn cầu, kính, chất tẩy rửa lò nướng.

Tiếp xúc với nhiều Amoniac có thể gây một số ảnh hưởng như:

  • Nóng rát đường hô hấp như cổ họng, mũi nếu hít phải.
  • Ăn mòn ở miệng, cổ họng hay dạ dày nếu nuốt phải.
  • Gây kích ứng da và mắt nếu vô tình tiếp xúc.

AmoniacAmoniac

Trên đây là 9 loại hóa chất tồn tại xung quanh các đồ dùng gia đình có thể gây hại sức khỏe nếu tiếp xúc quá thường xuyên. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích để bạn biết cách phòng tránh nhé!

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Từ khóa: 9 loại hoá chất nguy hiểm có thể tồn tại trong đồ dùng của nhà bạnKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh