7 thực đơn cho người niềng răng thơm ngon dễ ăn
Người niềng răng thường hay đau nhức hàm và cơ miệng nên khó ăn hơn người bình thường. Xem 7 thực đơn cho người niềng răng thơm ngon dễ ăn dưới đây.
Đối với những người niềng răng, việc ăn uống trở nên khó khăn hơn bởi họ không thể ăn đồ quá cứng và việc vệ sinh mắc cài cũng gặp nhiều khó khăn. Đừng quá lo lắng nhé vì Tip Hay sẽ gợi ý cho bạn 7 thực đơn cho người niềng răng thơm ngon dễ ăn. Cùng khám phá trong bài viết dưới đây.
1
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người niềng răng
Những thực phẩm nên dùng
Người niềng răng chỉ nên ăn các món mềm, lỏng, ít mảnh vụn nhưng vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng. Một số món ăn cho bạn tham khảo đó là các món từ sữa như phô mai, sữa chua hoặc trứng gà. Chúng có dồi dào vitamin D và tốt cho sức khỏe răng miệng. Ngoài ra các thực phẩm mềm xốp như bánh mì, ngũ cốc, cơm nấu mềm,... cũng đều dễ dàng thưởng thức với người niềng răng.
Nếu bạn muốn ăn thịt, hãy bằm nhuyễn hoặc xay nhỏ rồi mới ăn hoặc dùng nấu cháo, nấu súp. Bên cạnh đó thì một số loại trái cây, rau củ, sữa,... cũng là những thực phẩm phù hợp và được khuyến khích sử dụng với người niềng răng.
Những thực phẩm không nên dùng
Người niềng răng trong thời gian ban đầu thường xuyên cảm thấy khó chịu, tê buốt, đau nhức quanh vùng hàm. Vì vậy, bạn nên tránh những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm nặng hơn tình trạng ê buốt.
Thực phẩm có độ dai, dẻo như bánh dày, bánh nếp, xôi hoặc những thực phẩm có độ giòn như đồ chiên cũng không nên sử dụng. Và bạn tuyệt đối không ăn những thực phẩm có kích thước quá lớn hoặc quá cứng vì bạn sẽ khó có thể nhai được bình thường. Những thức ăn này nếu vô tình bám vào mắc cài thì việc tháo mắc ra vệ sinh cũng rất mất thời gian và tốn sức.
2
Thực đơn cho người niềng răng
Thực đơn thứ nhất: Súp gà, sữa chua, chuối
Vùng hàm, nướu của người mới niềng răng thường sẽ đau nhức nên món súp gà với độ lỏng và mềm sẽ giúp bạn dễ dàng thưởng thức mà vẫn bổ sung các dưỡng chất cần thiết. Thịt gà chứa nhiều protein, chất béo, các loại vitamin như vitamin A, vitamin E,... Súp gà có thể nấu cùng bắp, các loại nấm,... nên vừa thơm ngon vừa tốt cho sức khỏe.
Sữa chua là thực phẩm lên men từ sữa, với độ quánh dẻo, mịn, vị chua ngọt tự nhiên thích hợp là món ăn tráng miệng sau súp gà. Bên cạnh đó, việc nạp thêm thêm một trái chuối chín ngọt mềm sẽ bổ sung chất xơ rất tốt.
Thực đơn thứ 2: Cháo khoai lang đậu xanh, đu đủ chín
Món cháo khoai lang đậu xanh mới lạ, hấp dẫn và dễ ăn dành cho người niềng răng. Hạt cháo được ninh nhừ, nở bung, mềm thơm với vị bùi béo vô cùng ngon miệng và bổ dưỡng. Khoai lang chứa glucid, protein, vitamin A, vitamin C,... hỗ trợ chức năng tim mạch, tốt cho hệ tiêu hóa, cải thiện làn da,... Đậu xanh giàu omega-3 và các chất chống oxy hóa.
Món tráng miệng trong thực đơn này là đu đủ chín chứa rất nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, vitamin C,... lượng beta caroten nhiều hơn trong các rau quả khác có tác dụng tốt cho tim mạch, hệ tiêu hóa và chống oxy hóa. Đu đủ mềm, mát vừa phù hợp để thường thức vừa giàu giá trị dinh dưỡng phải không?
Thực đơn thứ 3: Trứng hấp mật ong, canh bí đỏ thịt bằm, sữa chua
Trứng hấp là món ăn quen thuộc và dễ hơn. Phiên bản mới lạ hơn là trứng hấp mật ong với vị bùi bùi của trứng quyện với mật ong thơm ngọt tự nhiên, vị béo từ sữa đặc vô cùng hấp dẫn.
Canh bí đỏ thịt bằm với bí đỏ mềm, mát, thịt bằm nhuyễn nấu chung nóng hổi và đậm đà khó cưỡng.
Món tráng miệng sữa chua vô cùng hoàn hảo để kết thúc thực đơn và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Thực đơn thứ 4: Thịt bằm rau củ, bánh bông lan cam
Món thịt bằm rau củ vừa đảm bảo cung cấp protein mà còn cung cấp chất xơ hiệu quả, khi ăn cảm giác không bị ngán. Thịt bằm mềm, các loại rau củ như cà rốt, khoai tây,... tươi mát.
Nếu món thịt bằm chưa làm bạn thỏa mãn cơn thèm ăn thì hãy thử tiếp bánh bông lan cam đẹp mắt, mềm mịn và ngon miệng. Bánh không hề khô, cứng mà có độ nở, xốp nhất định, vị ngọt tự nhiên phù hợp cho người niềng răng.
Thực đơn thứ 5: Cháo tôm nấm rơm cà rốt, bánh flan phô mai
Thực đơn lại có thêm một món cháo nữa giúp bạn thay đổi khẩu vị. Cháo tôm nấm rơm cà rốt là phiên bản cháo “chay” nhưng vẫn đảm bảo bổ sung các dưỡng chất, vitamin đầy đủ cho cơ thể. Nấm rơm, cà rốt được ninh nhừ cùng cháo tạo vị ngọt tự nhiên cho món ăn.
Bánh flan phô mai dùng tráng miệng là món bánh “vạn người mê” không còn xa lạ. Bánh có độ mềm mịn, hương vị caramen thơm ngon, độ béo ngậy kích thích vị giác.
Thực đơn thứ 6: Cơm mềm, thịt kho tàu, canh khoai mỡ thịt băm
Món thịt kho tàu “quốc dân” được kho tới khi thịt mềm rục, ngấm gia vị hoàn toàn, vị béo bùi kết hợp cùng cơm nóng tạo thành combo không thể hấp dẫn hơn.
Bạn ăn kèm với canh khoai mỡ thịt băm bắt mắt, bùi bùi, nóng hổi vô cùng thơm ngon và thanh mát.
Thực đơn thứ 7: Cơm mềm, trứng hấp thịt, canh rau củ thịt viên, thanh long
Thực đơn cuối cùng cho mà Tip Hay gợi ý vẫn sẽ có cơm mềm nóng hổi, nhưng lần này sẽ ăn kèm với trứng thịt hấp mềm mềm, bùi bùi và giàu dinh dưỡng.
Canh rau củ thịt viên vừa có thịt cung cấp đạm, chất béo, sắt, các axit amin cần thiết vừa có rau bổ sung chất xơ.
Món tráng miệng cuối cùng là thanh long ngọt mềm, tươi mát, cân bằng vị giác và giảm cảm giác ngán khi ăn nhiều đồ dầu mỡ.
Trên đây là 7 thực đơn cho người niềng răng thơm ngon, hấp dẫn và cực dễ ăn. Bạn chỉ cần bỏ ra một chút thời gian mỗi ngày chuẩn bị những món ăn đơn giản này. Chúc bạn thực hiện thành công và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.