7 cách lấy lại khứu giác, vị giác hậu Covid-19 với mẹo dễ làm
Không cảm nhận được mùi vị là triệu chứng phổ biến ở người nhiễm Covid. Cùng tìm hiểu các mẹo lấy lại khứu giác, vị giác từ cộng đồng mạng chia sẻ.
Người bị nhiễm Covid-19 thường có triệu chứng không thể cảm nhận được mùi vị vì chức năng của khứu giác và vị giác bị suy giảm do ảnh hưởng của virus SAR-CoV-2.
Thời gian qua cộng đồng mạng có chia sẻ nhiều cách lấy lại vị giác, khứu giác cũng như giảm các triệu chứng của bệnh, nâng cao sức khỏe. Cùng Tip Hay tìm hiểu những mẹo này qua bài viết sau.
Tham khảo thêm:
Hậu Covid kéo dài bao lâu? Làm sao để giảm di chứng sau Covid?
1
Xông mũi họng với tỏi và dầu gió
Xông mũi là cách mà nhiều F0 thực hiện tại nhà để cải thiện các triệu chứng tương tự như bệnh cảm. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện đúng cách để có hiệu quả.
Theo PGS-TS-BS Nguyễn Thị Ngọc Dung, Chủ tịch Hội Y học TP HCM cho biết, khi xông không nên dùng nước quá nóng, nhiệt độ nước nên ở mức khoảng 60 độ C, pha theo tỉ lệ 2/3 nước nóng, 1/3 nước lạnh là phù hợp.
Nếu bạn dùng tinh dầu để xông thì hãy nhỏ thêm vài giọt dầu gió để sát trùng nhẹ. Không nên cho nhiều dầu vì sẽ làm ảnh hưởng niêm mạc đường hô hấp. Bạn có thể dùng loại tinh dầu mà mình thích
Nguyên liệu
Cách làm
Cách dùng
Với phương pháp xông mũi này, bạn chỉ nên thực hiện 2-3 ngày/lần, không thực hiện quá nhiều lần vì có thể gây ảnh hưởng đến niêm mạc đường hô hấp.
Tham khảo thêm:
Hướng dẫn xông mũi họng tại nhà hỗ trợ điều trị Covid
2
Uống nước dừa nấu với gừng, đường phèn
Tiến sĩ, dược sĩ Nguyễn Thành Triết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM - Cơ sở 3 cho biết, chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào để chứng minh rằng khi kết hợp gừng, nước dừa và đường phèn sẽ là cách điều trị nCoV triệt để.
Tuy nhiên, dược sĩ Triết cũng thông tin thêm, việc sử dụng 3 nguyên liệu này như một thức uống bổ dưỡng, cung cấp các khoáng chất để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, giảm bớt các triệu chứng như mất khứu giác, vị giác của Covid-19.
Nguyên liệu
- 1 trái dừa tươi
- 100g gừng
- 30g đường phèn
Cách làm
Cách dùng
Nước sau khi đun sôi, bạn chắt lấy nước, bỏ phần xác gừng rồi để nguội dần. Nên uống khi nước còn nóng ấm và chỉ nên uống 2-3 lần/ngày, không nên để qua đêm.
3
Uống nước chanh, gừng sả
Việc nấu nước chanh, gừng và sả để làm nước uống cũng được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ thời gian qua. Tuy nhiên, phương pháp này cũng chỉ góp phần nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện sức khỏe để nhanh chóng hồi phục sức khỏe khi mắc Covid-19, mà không có tác dụng chữa được bệnh, đẩy lùi virus trong cơ thể như nhiều người lầm tưởng.
Do đó, với cách này bạn nên dùng ở liều lượng vừa phải, nên tham khảo ý kiến bác sĩ về thời gian sử dụng và liều lượng phù hợp với thể trạng của mình.
Nguyên liệu
Cách làm
Mẹo hay: Bạn
không nên vắt nước cốt chanh trước, vì để lâu ngoài không khí sẽ bị đắng.
Cách dùng
Với cách làm này, bạn có thể dùng uống 1-2 lần ngày, không nên uống quá nhiều vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Lưu ý: Người
mắc các vấn đề về tiêu hóa như viêm loét dạ dày không nên áp dụng mẹo này, vì làm bệnh thêm nặng.
4
Ăn chanh, cam và đường phèn
Đây cũng là cách làm được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ, thu hút nhiều người thực hiện. Theo đó, trong quả chanh hay cam sẽ giàu vitamin C, vị chua kích thích vị giác, có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giảm ho, lợi tiêu hóa, thông khí,...còn đường phèn hay được dùng trong các bài viết dân gian để chữa viêm họng hay các bài thuốc trị ho.
Do đó, việc ăn chanh với đường phèn sẽ cải thiện được triệu chứng ho, kích thích vị giác của người mắc Covid-19.
Nguyên liệu
- 1 quả chanh hoặc cam
- 3-4 viên đường phèn
Cách làm
Cách dùng
Phương pháp này bạn chỉ nên dùng mỗi ngày từ 1-2 lần. Người bị viêm loét dạ dày cũng không nên dùng vì dễ khiến bệnh thêm nặng.
Tham khảo thêm:
Người đã từng mắc Covid-19 có cần tiêm vắc xin không?
5
Mẹo chữa mất khứu giác bằng rèn luyện
Tuy có rất nhiều cách hiệu quả để lấy lại khứu giác, nhưng bác sĩ và các chuyên gia cũng khuyên người bệnh nên tự chữa bệnh mất khứu giác này bằng cách tự rèn luyện cho bản thân, như một chiến lược bổ trợ tại nhà để nhanh lành bệnh. Mẹo này rất đơn giản, bạn chỉ cần ngửi một loạt cỡ 4 mùi mạnh có sẵn trong nhà như tinh dầu, gia vị,... Bạn ngửi từng mùi trong 20 giây và lặp lại quy trình này cỡ 3 lần/ngày, duy trì trong 6 tuần bạn sẽ đỡ hơn nhiều đấy.
6
Cách lấy lại vị giác bằng món ăn ưa thích
Không chỉ khứu giác, mất vị giác cũng là một di chứng khó chịu sau Covid-19. ThS.BS Nguyễn Diệu Hồng, Nguyên bác sĩ trung tâm hô hấp Bệnh viện Bạch Mai cho hay: " Tình trạng mất vị giác làm giảm khả năng ăn uống khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng. Đặc biệt, khi F0 có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, bị mất năng lượng, nhu cầu chuyển hóa cao hơn bình thường. Nếu suy dinh dưỡng sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm, bệnh trở nặng, kéo dài thời gian thở máy, tăng chi phí điều trị."
Bác sĩ cũng đưa ra lời khuyên, để khắc phục tình trạng mất vị giác bệnh nhân có thể áp dụng các cách như: Uống đủ nước (ưu tiên nước ấm), duy trì các món ăn ấm nóng, tránh những thực phẩm lạnh, chua, cay, tăng lượng protein có trong thực phẩm, các bữa nhẹ có thể thêm bột nghệ hoặc bột quế để hấp thu dưỡng chất tốt,...
Ngoài các cách trên, bác sĩ cũng chỉ một mẹo khá hữu ích là sử dụng một lượng nhỏ các thực phẩm có chứa hương vị mà bạn yêu thích, để lấy lại vị giác. Có thấy lấy ví dụ như nếu bạn thích ăn ngọt có thể uống nước ấm pha loãng với mật ong, ăn chua có thể ngậm 1 lát chanh mỏng, còn ăn cay có thể ngậm lát gừng,...
Lưu ý Không nên ăn quá nhiều đường hoặc muối để có thể cảm vị, nhất là người có bệnh nền.
7
Rửa mũi bằng nước muối
Rửa mũi bằng nước mũi là một cách rất đơn giản, lại nhanh chóng mà ai cũng có thể áp dụng. Mà tác dụng hiệu quả nhanh chóng đẩy chất nhầy gây nghẹt và ngứa ra khỏi mũi. Bạn có thể tự mua dung dịch nước muối rửa mũi ngoài tiệm thuốc tây hoặc có thể áp dụng cách làm đơn giản sau:
Nguyên liệu
- Muối
- Baking soda
- Nước cất
- Ống tiêm y tế
Cách làm
Trên đây là những phương pháp thực hiện các mẹo được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ cũng để giảm bớt các triệu chứng khi nhiễm Covid-19, cùng như hồi phục khứu giác và vị giác của bạn. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn.
Nguồn: Bệnh viện Bạch Mai