6 thói quen sai lầm khi người tiểu đường tập thể dục cần khắc phục
Tập thể dục được xem là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe tốt nhất nhưng đối với bệnh nhân tiểu đường thì cần lưu ý 6 thói quen sau khi tập thể dục.
Bệnh nhân tiểu đường sẽ có sức khỏe và thể trạng khác với người bình thường nên khi tập thể dục cũng cần phải lưu ý hơn để có thể cải thiện sức khỏe của bản thân. Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu 6 thói quen sai lầm mà người bệnh tiểu đường cần khắc phục trong bài viết sau.
1
Không kiểm tra lượng đường trước buổi tập
Người bệnh tiểu đường cần tránh tập thể dục nếu mức đường huyết trong cơ thể đang thấp đặc biệt là ở mức dưới 250mg/dL. Khi tập thể dục vào lúc này thì cơ thể có nguy cơ bị nhiễm toan ceton.
Theo bác sĩ Võ Trần Nguyên Duy thuộc bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại TP.HCM, nhiễm toan ceton có thể gây đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn và nếu vận động nhiều thì tình trạng nhiễm toan ceton ngày càng nặng hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường cần bổ sung bữa ăn nhẹ từ 15 - 20 gr carbohydrate như nửa cốc nước trái cây, lát bánh mì nướng,... nếu như mức đường huyết dưới 100mg/dL.
2
Ít uống nước
Bệnh nhân đái tháo đường nên bổ sung đủ nước cho cơ thể chủ yếu là nước lọc từ 100 - 150ml sau mỗi 15 - 20 phút để giúp cho lượng đường trong máu không bị tăng quá cao ảnh hưởng đến sức khỏe.
3
Sử dụng loại giày không phù hợp
Đối với người bệnh tiểu đường thì vết thương sẽ khó chữa lành và mất nhiều thời gian hồi phục, nên cần phải mang giày vừa vặn, thoải mái, cũng như mang vớ thoáng khí sẽ giảm nguy cơ trầy xước chân.
4
Không mang theo thực phẩm chứa carbs
Khi tập thể dục, người bệnh tiểu đường sẽ có khả năng gặp một số biểu hiện như chóng mặt, hoa mắt, vã mồ hôi, run rẩy,... do tốn khá nhiều năng lượng. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường cần phải bổ sung thêm thực phẩm chứa carbohydrate như trái cây sấy khô sẽ giúp cơ thể tiếp thêm năng lượng để vận động tốt hơn.
5
Chọn bài tập không phù hợp
Tập thể dục là một quá trình đòi hỏi người tập cần phải tìm hiểu kỹ về phương pháp và thời gian thích hợp với cơ thể. Do đó, người bệnh tiểu đường cần tìm cho bản thân một hoạt động yêu thích hoặc có thể thử trải nghiệm các hình thức tập luyện khác nhau như thử tập zumba hoặc đi bộ 30 phút mỗi sáng.
Bên cạnh đó, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
6
Không lắng nghe nhu cầu cơ thể
Theo bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ (HHS), bạn nên tập thể dục ở cường độ vừa phải tối thiểu 150 phút mỗi tuần. Do đó, bạn không cần phải tập luyện quá sức sẽ khiến cho cơ thể dễ bị mất sức, chóng mặt và ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Trên đây là chia sẻ của Tip Hay về 6 thói quen sai lầm mà người bệnh tiểu đường cần tránh khi tập thể dục. Để cải thiện sức khỏe và tăng cường sức đề kháng thì bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý 6 thói quen trên nhé.
Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống