Tip hay

6 sai lầm khi uống thuốc y học cổ truyền cần tránh để an toàn sức khỏe

6 sai lầm khi uống thuốc y học cổ truyền cần tránh để an toàn sức khỏe

Dù là nguồn gốc tự nhiên và có công dụng chữa bệnh, nhưng bạn cũng cần lưu ý 6 sai lầm khi uống thuốc y học cổ truyền trong bài viết sau để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!

Thuốc y học cổ truyền có thể nâng cao đề kháng, bổ sung thể lực và chữa trị nhiều bệnh mãn tính. Tuy nhiên, hôm nay, Tip Hay sẽ chỉ ra 6 sai lầm cần tránh khi uống thuốc y học cổ truyền để đảm bảo an toàn sức khỏe nhé!

1 Dùng thuốc y học cổ truyền không phù hợp với bệnh được chẩn đoán

Tùy vào mỗi loại bệnh, biểu hiện hay triệu chứng khác nhau mà Đông y sẽ phân thành các dạng bệnh gồm hàn (lạnh), nhiệt (nóng) và hư (cơ quan tạng phủ bị suy yếu), thực (bệnh mới mắc, chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tạng trong cơ thể),...

Từ đó, y học cổ truyền sẽ phân các bài thuốc đặc hiệu phù hợp, chẳng hạn như bệnh hư phải dùng thuốc bổ, bệnh thực cần dùng thuốc tả để công phạt, bệnh hàn thì phải dùng thuốc nhiệt và bệnh nhiệt thì cần dùng thuốc hàn. Nếu sử dụng sai, hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, ví dụ như ‘nhiệt gặp nhiệt tắc cuồng, hàn gặp hàn tắc tử’.

Dùng thuốc y học cổ truyền không phù hợp với bệnh được chẩn đoánDùng thuốc y học cổ truyền không phù hợp với bệnh được chẩn đoán

2 Dùng thuốc y học cổ truyền quá liều hoặc kéo dài

Cũng giống như tây y, các vị thuốc y học cổ truyền nếu sử dụng quá liều hoặc kéo dài mà không được sự tư vấn, đồng ý từ bác sĩ chuyên môn sẽ có thể dẫn đến nhiều tình trạng bệnh, thậm chí là suy gan, suy thận…

Một số ví dụ điển hình của việc này như: Thuốc mộc thông giúp lợi tiểu nhưng cũng có khả năng gây suy thận nếu dùng liều cao, kéo dài; Tế tân, ô đầu, bán hạ, hạnh nhân, phụ tử, bạch quả,... dùng liều cao có thể gây ngộ độc; Thần sa, chu sa,... nếu dùng quá lâu có khả năng gây nguy hiểm cho gan, thận,...

Dùng thuốc y học cổ truyền quá liều hoặc kéo dàiDùng thuốc y học cổ truyền quá liều hoặc kéo dài

3 Tương tác giữa các vị thuốc làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tính

Một số vị thuốc khi kết hợp có thể sẽ gây những phản ứng không tốt, tạo độc tố cho cơ thể như cam thảo - cam toại, bạch cập - bán hạ, đại kích - nguyên hoa, tế tân - lê lô, ba đậu - khiên ngưu,...

Ngoài ra, người sử dụng thuốc Đông y còn cần kiêng kỵ một số thức ăn đặc biệt như: Bạc hà kỵ ba ba, miết giáp kỵ rau dền, thịt gà kỵ sáp ong, phục linh kỵ giấm, mật ong kỵ hành,... Hơn thế nữa, một số các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc PPI ức chế bơm proton sẽ bị giảm hiệu quả khi dùng cùng nhân sâm.

Tương tác giữa các vị thuốc làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tínhTương tác giữa các vị thuốc làm giảm tác dụng hoặc tăng độc tính

Đồng thời, những loại thuốc Tây y như thuốc lợi tiểu sẽ không còn tác dụng tốt khi sử dụng cùng cam thảo; nhân sâm, gừng tươi khiến bệnh nhân dễ bị xuất huyết nếu dùng với thuốc chống đông; bạch quả, tỏi cũng làm tăng nguy cơ xuất huyết khi sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs),...

4 Thuốc y học cổ truyền kém chất lượng, không rõ nguồn gốc

Theo ông Đỗ Văn Dũng, trưởng phòng Nghiệp vụ dược tại Sở Y tế chia sẻ trong Hội nghị tổng kết 10 năm công tác phát triển y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh vào chiều 26/1, ngày nay, nhiều bài thuốc dân gian thường được sản xuất theo kiểu lưu truyền trong gia đình, chưa qua nghiên cứu khoa học nên có thể dẫn đến sự kém chất lượng.

Đồng thời, khi mua các loại thuốc y học cổ truyền không rõ nguồn gốc về để tự bào chế, ngâm rượu thì độc tố có thể vô tình được sinh ra và từ đó gây nên nhiều căn bệnh trầm trọng, nguy hiểm.

Thuốc y học cổ truyền kém chất lượng, không rõ nguồn gốcThuốc y học cổ truyền kém chất lượng, không rõ nguồn gốc

5 Có sai sót trong quy trình bào chế thuốc

Việc bào chế thuốc hợp lý, cẩn thận có thể ảnh hưởng tích cực và giúp giảm độc tố của các bài thuốc y học cổ truyền. Ngược lại, nếu thực hiện sai cách, độc tính của thuốc sẽ không được loại bỏ hoàn toàn mà từ đó gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Điển hình, một số loại thuốc như phụ tử, bán hạ,... có thể gây nôn mửa, ngộ độc nếu ta bào chế không kỹ. Hoặc đối với vị thuốc tỳ bà diệp (lá nhót), nếu không làm sạch lông tơ trong quá trình rửa, bào chế thì sẽ dẫn đến các tình trạng bệnh như ho, ngứa họng, viêm niêm mạc họng,...

Có sai sót trong quy trình bào chế thuốcCó sai sót trong quy trình bào chế thuốc

6 Có sai sót trong cách dùng thuốc y học cổ truyền

Một số vị thuốc Đông y có hoạt tính, độc tính cao thường chỉ được sử dụng để bôi, đắp ngoài da và có thể gây nên những tác hại nặng nề, thậm chí là tử vong nếu uống phải. Chẳng hạn như lá vòi voi, mật cá trắm sẽ giúp chữa một số bệnh khớp nếu đắp bên ngoài, ngược lại nếu uống phải thì có thể gây nên vấn đề suy thận cấp nguy hiểm.

Đồng thời, một số người còn hay tự tiện sử dụng các loại thuốc đắp, thuốc bôi lên những vùng vết thương hở, vùng da bị lở loét, viêm nhiễm,... từ đó khiến vết thương không chỉ lâu lành hơn mà thậm chí có thể bị bội nhiễm, hoại tử, nhiễm trùng huyết,... hay nghiêm trọng nhất là gây nguy hiểm cho tính mạng.

Có sai sót trong cách dùng thuốc y học cổ truyềnCó sai sót trong cách dùng thuốc y học cổ truyền

Trên đây là 6 sai lầm mà bạn cần tránh khi uống thuốc y học cổ truyền. Hy vọng với bài viết này của Tip Hay, bạn sẽ có thể sử dụng phương pháp chữa bệnh này một cách hợp lý, khoa học để đảm bảo an toàn cũng như giúp cải thiện sức khỏe nhé!

Nguồn: Báo điện tử Gia đình và Xã hội

Từ khóa: 6 sai lầm khi uống thuốc y học cổ truyền cần tránh để an toàn sức khỏeKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh