6 sai lầm khi sơ chế nấm rơm khiến nấm không ngon và mất đi chất dinh dưỡng
Nấm rơm được biết đến là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt, nhưng chúng ta đã biết cách sơ chế nấm rơm đúng cách chưa? Hãy cùng Tip Hay tìm hiểu nhé!
Sơ chế nấm rơm sai cách là việc thường gặp bởi sự chủ quan hoặc chưa có kiến thức sâu về nấm rơm. Và để biết được những sai lầm khi sơ chế và cách sơ chế nấm rơm đúng cách thì hãy theo dõi bài viết này nhé.
6 sai lầm khi sơ chế nấm rơm mà nhiều gia đình Việt mắc phải:
1
Rửa nấm trực tiếp với nước
Rửa nấm trực tiếp với nước sẽ làm nấm mất độ ngọt đặc trưng vì thân nấm dạng xốp nên khi rửa trực tiếp với nước thì nước sẽ đọng lại trong nấm làm mất độ ngon.
Trong nấm rơm có chứa có chứa chất Lysergic, một chất nếu để dưới ánh sáng mặt trời có thể được chuyển hóa thành vitamin D. Nếu rửa trực tiếp thì sẽ gây mất chất dinh dưỡng.
Thế nên chỉ cần rửa nhanh nấm dưới vòi nước, thấm khô rồi là bạn có thể chế biến.
2
Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp
Việc chế biến nấm ở nhiệt độ thấp sẽ khiến nấm ra nhiều nước, dẫn đến mất độ ngọt tự nhiên, khiến nấm nát và bị nhũn.
Thế nên, bạn nên sử dụng ngọn lửa lớn để nước trong nấm nhanh chóng thoát ra, vừa giúp nấm chín, vừa giữ được màu sắc đặc trưng.
3
Chế biến nấm trong nồi quá nhỏ hoặc nồi nhôm
Nếu chế biến trong nồi quá nhỏ sẽ khiến nấm khó tiếp xúc được với nhiệt một cách toàn diện, dẫn đến nấm sẽ không chín đều. Và các chất có trong nấm khi tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả sang màu đen, vừa không đẹp mắt, vừa gây hại cho sức khỏe.
Thế nên, khi chế biến bạn nên dùng nồi đủ lớn để nguyên liệu tiếp xúc đều với nhiệt độ. Đồng thời, bạn nên dùng nồi inox.
4
Cho quá ít dầu
Nấm rơm có thân xốp nên dễ hút nước và các chất lỏng khác như dầu, tránh trường hợp cho quá ít dầu thì nấm sẽ rút hết dầu dẫn đến chảo nấu sẽ bị khô và dễ làm nấm bị cháy xém. Thế nên khi cho dầu vào chế biến nên định lượng từ trước.
5
Cắt nấm thành nhiều miếng nhỏ
Nếu cắt nấm thành nhiều miếng nhỏ thì khi chế biến nấm sẽ dễ bị mất chất ngọt. Các vết cắt nấm sẽ nhanh chóng chuyển sang màu đen khi tiếp xúc với không khí.
Thế nên, bạn tránh làm nấm rơm dập nát và sau khi cắt bạn có thể bôi nước chanh vào vết cắt để tránh làm nấm đen.
6
Bỏ nước ngâm nấm rơm khô
Nếu bạn ngâm nấm rơm khô thì các chất dinh dưỡng sẽ tiết ra lúc ngâm nấm và khi bạn đổ hết phần nước ngâm nấm thì nấm chỉ còn phần xác khô.
Thế nên, bạn nên để nước nấm lắng lại, chắt lấy nước bỏ cặn và dùng lấy phần nước còn lại để nấu ăn.
Để biết cách sơ chế nấm đúng, hãy theo dõi bài viết
Cách sơ chế nấm tươi và nấm khô không bị mất chất dinh dưỡng
Tip Hay đã chỉ ra những cách sơ chế nấm sai lầm và giúp bạn có được những cách sơ chế nấm rơm đúng cách. Bạn hãy xem và áp dụng những mẹo này một cách hợp lý nha.
Xem thêm
>> Cách bảo quản nấm rơm tươi ngon nhiều ngày
>> Cách phân biệt nấm lành và nấm độc