Tip hay

6 nguyên tắc phê bình đúng cách để bố mẹ không tổn thương con trẻ

6 nguyên tắc phê bình đúng cách để bố mẹ không tổn thương con trẻ

Không ai thích nghe lời phàn nàn từ người khác, kể cả con cái của mình. Ghi nhớ 6 nguyên tắc phê bình đúng cách để bố mẹ không tổn thương con trẻ ngay nhé!

Trong những tình huống con làm sai, cha mẹ thường hay la mắng, phê bình trẻ, điều này dễ khiến trẻ cảm thấy tổn thương và khó chịu. Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết cách phê bình con sao cho đúng, cùng tìm hiểu 6 nguyên tắc phê bình cần ghi nhớ, giúp bố mẹ không tổn thương con trẻ ngay nhé!

1 Nghiêm túc khi đưa ra lý do

Các cha mẹ khi muốn phê bình con một điều gì đó không hài lòng thì điều đầu tiên cần phải nhớ là nên có một thái độ nghiêm túc, không cợt nhả hay nổi giận quá mức.

Nếu bé làm sai, cha mẹ nên là người bình tĩnh ngồi xuống trò chuyện với bé. Thông qua ngôn từ, biểu cảm sắc mặt, ánh mắt sẽ giúp bé cảm nhận được sự nghiêm túc của bạn và nhận ra được hành vi sai lầm của mình.

Nghiêm túc khi đưa ra lý doNghiêm túc khi đưa ra lý do

2 Không chì chiết lỗi lầm của con

Quy tắc khi nuôi dạy trẻ mà các phụ huynh nên ghi nhớ đó là: phạt - tha thứ - lãng quên. Do đó, cha mẹ không nên chì chiết con vì những sai lầm trong quá khứ. Việc liên tục la mắng con bởi những sai lầm đã xảy ra sẽ khiến con lo sợ khi làm điều gì mới và không thể là một người mạnh mẽ. Mặt khác, điều này khiến con suy nghĩ quá nhiều về những sai lầm, tự cảm thấy bản thân tồi tệ.

Thay vào đó, các phụ huynh nên đưa ra kế hoạch để con có thể làm mọi thứ đúng đắn, hỏi han, quan tâm con với câu hỏi như "Mẹ có thể làm gì để giúp con cảm thấy tốt hơn?" để đồng cảm, giúp con nhận ra sai lầm và sửa chữa.

Không chì chiết lỗi lầm của conKhông chì chiết lỗi lầm của con

3 Giúp con đưa ra cách giải quyết vấn đề

Nhiều phụ huynh chỉ biết chỉ ra sai lầm của trẻ mà không đưa ra cách giải quyết cho tình huống đó như thế nào, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy bối rối không biết phải khắc phục ra sao và thường lặp lại ở những lần tiếp theo.

Do đó, cha mẹ nên là người đưa ra lời khuyên giúp con có thể giải quyết vấn đề một các nhanh chóng. Sau khi đã giải quyết xong vấn đề, cha mẹ đừng quên khen con, để con biết rằng mình đã thành công trong việc khắc phục sai lầm của bản thân.

Giúp con đưa ra cách giải quyết vấn đềGiúp con đưa ra cách giải quyết vấn đề

4 Học cách lắng nghe con

Dành cho con sự chú ý, quan tâm con cái là điều nên làm của mỗi bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy con. Nên lắng nghe con giải thích những điều mà con đã làm để biết được lí do, đừng tự đưa ra nhận định và mắng trẻ vô cớ.

Cha mẹ cũng không nên mắng con bằng những câu như: "Con đúng là một đứa trẻ ngỗ nghịch" hoặc "Con là một đứa lười biếng" vì sẽ khiến trẻ nghĩ bản thân là người xấu, bởi thực chất trẻ vẫn là một đứa trẻ ngoan, chỉ là có những lựa chọn sai lầm mà thôi.

Học cách lắng nghe conHọc cách lắng nghe con

5 Không la mắng con nơi công cộng

Nhiều phụ huynh trực tiếp la mắng, kỉ luật con ở trước mặt các anh chị em, bạn bè hoặc ở nơi công cộng. Điều này sẽ khiến trẻ bị tổn thương lòng tự trọng dưới ánh mắt của nhiều người xung quanh, khiến trẻ cảm thấy xấu hổ, tủi thân.

Do đó, nếu đang ở nơi công cộng thì cha mẹ nên cố gắng kiềm chế, nhắc nhỏ nhẹ nhàng.

Không la mắng con nơi công cộngKhông la mắng con nơi công cộng

6 Khen thưởng và ghi nhận sự tiến bộ của con

Không chỉ phê bình con, nếu con có sự tiến bộ sau một thời gian dài không mắc phải sai lầm nào thì cha mẹ nên khen thưởng để khích lệ con cái. Được chính cha mẹ khen thưởng sẽ giúp trẻ có thêm niềm vui, sự hào hứng và cố gắng không mắc lỗi.

Khen thưởng và ghi nhận sự tiến bộ của conKhen thưởng và ghi nhận sự tiến bộ của con

Trên đây là những nguyên tắc phê bình mà cha mẹ nên biết để không làm tổn thương các con trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp các phụ huynh nuôi dạy con khỏe mạnh, thành công nhé!

Nguồn: Báo Tổ quốc

Từ khóa: 6 nguyên tắc phê bình đúng cách để bố mẹ không tổn thương con trẻKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh