Tip hay

6 món gỏi sống dễ đưa ký sinh trùng, sán lá phổi vào cơ thể

6 món gỏi sống dễ đưa ký sinh trùng, sán lá phổi vào cơ thể

Gỏi sống là món ăn có cách chế biến đơn giản lại rất tươi ngon nên được rất nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, chúng mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe.

Có một số món gỏi sống không qua chế biến nhiệt rất được nhiều người ưa chuộng. Tuy các món ăn này có cách làm đơn giản, khi ăn cực kỳ kích thích vị giác, nhưng lại chứa nguy cơ cao khiến người ăn nhiễm phải các loại ký sinh trùng, giun sán. Qua bài viết này, Tip Hay sẽ chia sẻ đến bạn 6 món gỏi sống dễ đưa ký sinh trùng, sán lá phổi vào cơ thể để biết cách hạn chế nhé.

1 6 món gỏi sống dễ đưa ký sinh trùng, sán lá phổi vào cơ thể

Gỏi cá sống

Làm gỏi với các loại cá còn sống như gỏi cá hồi, gỏi cá nhệch, gỏi cá trích,... là cách làm quen thuộc tại một số nơi như Thanh Hóa, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình, Yên Bái, Kon Tum, Phú Quốc,... hay một số người dân tộc ở Tây Bắc như Thái, Mông,...

Gỏi cá sốngGỏi cá sống

Gỏi mực nhảy

Món ăn này được chế biến bằng cách sử dụng mực còn tươi sống, nhảy tanh tách và người thưởng thức sẽ ăn trực tiếp. Hà Tĩnh là nơi rất nổi tiếng với món mực này.

Gỏi mực nhảyGỏi mực nhảy

Gỏi sứa tươi

Món gỏi này phổ biến ở những nơi vùng biển, sứa sau khi được đánh bắt sẽ đem đi ngâm sạch rồi trộn với các loại gia vị như muối, tiêu, chuối chát thái mỏng, xoài bào sợi.

Gỏi sứa tươiGỏi sứa tươi

Nhum (cầu gai, nhím biển) ăn sống

Sau khi nhum được bắt lên sẽ bị cắt hết gai xung quanh rồi chẻ đôi, bộ lòng bên trong sẽ bị loại bỏ hết. Khi dùng, người ăn sẽ dùng muỗng cạo lớp thịt mịn bên thành vỏ và ăn kèm với mù tạt hoặc chanh.

Nhum (cầu gai, nhím biển) ăn sốngNhum (cầu gai, nhím biển) ăn sống

Hàu sống

Hàu sống là món ăn phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới. Một số cách ăn hàu sống thường là ăn tái với chanh hoặc mù tạt. Món này có thể cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất như đạm, vitamin, kẽm,... thế nhưng, một vi khuẩn họ Vibrio gây bệnh tả lại có thể được chứa trong hàu sống.

Hàu sốngHàu sống

Sushi và sashimi

Hai món này chắc hẳn khá nhiều người biết đến, người chế biến sẽ sử dụng thịt cá biển sống như cá ngừ, cá hồi, mực,... rồi thái lát mỏng và dùng trực tiếp.

Sushi và SashimiSushi và Sashimi

2 Những nguy hiểm sức khỏe khi ăn gỏi sống nhiễm ký sinh trùng

Theo PGS.TS.BS Phạm Ngọc Minh - Trưởng bộ môn Ký sinh trùng Đại học Y Hà Nội - Trưởng khoa vi sinh - ký sinh trùng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, hầu hết thủy hải sản sống trong môi trường tự nhiên đều có nguy cơ cao nhiễm ký sinh trùng. Hơn nữa, những loài sống trong môi trường có chất thải công nghiệp, sinh hoạt hay chất độc còn nhiễm thêm chất độc gây hại.

Vì thế, khi ăn các loại gỏi từ các thủy hải sản còn sống sẽ có thể khiến người ăn bị nhiễm các loại ký sinh trùng như giun Anisakis dẫn đến nôn, bụng đau dữ dội. Không những vậy, các kháng nguyên trong Anisakis simplex có thể khiến người bị nhiễm xuất hiện phản ứng dị ứng.

Những nguy hiểm sức khỏe khi ăn gỏi sống nhiễm ký sinh trùngNhững nguy hiểm sức khỏe khi ăn gỏi sống nhiễm ký sinh trùng

Ngoài ra, người ăn còn có thể nhiễm các loại sán lá gan, sán lá ruột, nhiễm chất độc như methyl thủy ngân có trong nước thải công nghiệp hoặc nhiễm vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn có trong nước nuôi cá bẩn.

Thủy hải sản chứa ký sinh trùng, sán không chỉ vì môi trường sống mà đó còn là hậu quả của việc xử lý, vệ sinh thực phẩm không đúng cách. Một số loại ký sinh trùng có thể không gây ra triệu chứng cấp tính rõ ràng, nhưng một số loại khác có thể gây hậu quả nghiêm trọng lâu dài cho người nhiễm.

3 Một số bệnh ký sinh trùng có thể lây sang người khi ăn gỏi sống

Sán lá phổi

Nếu như người ăn tiêu thụ phải tôm, cua có chứa ấu trùng sán lá phổi, ấu trùng ấy sẽ vào dạ dày, ruột rồi đến thành ống tiêu hoá và khi xuyên qua cơ hoành và màng phổi sẽ làm tổ tại nhu mô phổi. Một số ít trong chúng còn cư trú lại tại tim, phúc mạc, gan, thận, dưới da, ruột, não,...

Trong suốt quá trình ấy, người bị nhiễm sẽ có các triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt, ho, mày đay, gan lách to, bất thường ở phổi và tăng bạch cầu ái toan.

Sán lá phổiSán lá phổi

Sán lá gan, sán lá ruột nhỏ

Đối với những người đã từng ăn gỏi cá mà cá chưa được qua chế biến nhiệt thường sẽ có nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ từ cá. Khi không may tiêu thụ ấu trùng sán, các ấu trùng ấy sẽ đi vào dạ dày, theo đường mật lên gan rồi phát triển thành sán trưởng thành ký sinh và gây nhiễm bệnh đường mật. Quá trình để sán xâm nhập và gây bệnh sẽ mất khoảng 3 - 4 tuần.

Khi nhiễm phải sán lá gan nhỏ sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải như đau tức vùng gan, chán ăn, rối loạn tiêu hóa, ậm ạch khó tiêu, phát ban toàn thân, nổi mẩn, sạm da, vàng da, thiếu máu.

Sán lá ruột nhỏ gồm 11 họ có 69 loài, trong đó, một số loài thuộc họ Heterophyidae và Echinostomatidae thường gây nên bệnh và ký sinh ở ruột non. Vật chủ trung gian của sán lá ruột nhỏ thường là cá, ốc nước ngọt,...

Sán lá gan, sán lá ruột nhỏSán lá gan, sán lá ruột nhỏ

Giun Anisakis simplex

Loại giun này thường ký sinh lên các loài cá, mực, các loài giáp sát, nhưng chúng chỉ phát triển chứ không trở thành giun trưởng thành được. Giun Anisakis simplex sẽ trưởng thành khi các động vật biển có vú như hải cẩu, sư tử biển, cá heo, cá voi,... không may ăn phải cá, động vật giáp xác có chứa ấu trùng giun.

Khi con người tiêu thụ phải những động vật bị nhiễm giun đó sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn. Như đã được nhắc ở trên, trong trường hợp nhiễm phải các kháng nguyên của Anisakis simplex sẽ gây nên phản ứng dị ứng.

Giun Anisakis simplexGiun Anisakis simplex

Nhiễm khuẩn

Một số vi khuẩn gây bệnh đã được phát hiện trong cá sống như Listeria, Vibrio, Clostridium và Salmonella. Khi bị nhiễm, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy.

Những người có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn khi ăn cá sống đó là có hệ thống miễn dịch yếu, người cao tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân HIV hoặc phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, nếu thuộc trong nhóm này nên tránh ăn thịt, cá sống.

Nhiễm khuẩnNhiễm khuẩn

Cá sống có thể chứa lượng chất ô nhiễm cao hơn

Khi hấp thụ một lượng lớn hóa chất độc hại trong công nghiệp sẽ dẫn đến một số bệnh như đái tháo đường loại 2, ung thư. Ngoài ra, một số kim loại nặng độc hại có trong nước thải công nghiệp như thuỷ ngân cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Cá sống có thể chứa lượng chất ô nhiễm cao hơnCá sống có thể chứa lượng chất ô nhiễm cao hơn

Qua bài viết, Tip Hay đã chia sẻ đến bạn 6 món gỏi sống dễ đưa ký sinh trùng, sán lá phổi vào cơ thể. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Từ khóa: 6 món gỏi sống dễ đưa ký sinh trùng sán lá phổi vào cơ thểKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh