Tip hay

6 mối nguy dành cho sức khỏe vào mùa hè bạn nên biết

6 mối nguy dành cho sức khỏe vào mùa hè bạn nên biết

Mùa hè được xem là thời điểm mà con người dễ mắc bệnh hơn bao giờ hết bởi nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan. Hôm nay, hãy cùng Tip Hay tìm hiểu 6 mối nguy dành cho sức khỏe vào mùa hè bạn nên biết ngay nhé.

Hè về thì cũng là lúc cơ thể chúng ta có khả năng tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn. Từ đó dễ dẫn đến say nắng cũng như những tình trạng sức khoẻ khác cũng tăng cao. Dưới đây chính là 6 mối nguy dành cho sức khỏe vào mùa hè bạn nên biết để nhanh chóng tìm ngay biện pháp khắc phục nhằm giữ cho cơ thể luôn được khỏe mạnh nhé.

Tham khảo:  Lịch nghỉ hè 2022 của học sinh 63 tỉnh thành cả nước mới nhất

1 Say nắng và kiệt sức vì nóng

Say nắng và kiệt sức vì nóngSay nắng và kiệt sức vì nóng

Khi nhiệt độ tăng cao, bên cạnh việc khó chịu thì chúng còn có thể gây nên những nguy hiểm, thậm chí là chết người. Theo CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hoa Kỳ), mỗi năm sẽ có khoảng 65.000 người Mỹ phải nhập viện do nắng nóng gây ra.

Trong đó, tình trạng nguy hiểm nhất mà con người dễ mắc phải đó là say nắng và kiệt sức. Điều này có nguy cơ xảy ra nếu cơ thể sau khi ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao suốt thời gian dài (vận động hay làm việc ngoài trời liên tục) mà lại không thể hạ nhiệt.

Cách khắc phục

Ăn trái câyĂn trái cây để giữ mát cơ thể vào buổi trưa nóng

Theo Tiến sĩ Kim Knowlton – trợ lý Giáo sư Khoa học sức khỏe môi trường ở Đại học Columbia (New York), bạn hãy sống “chậm lại”, sắp xếp lịch làm việc hợp lý hơn và không nên làm việc/vận động quá lâu ở ngoài trời nắng. Ngoài ra, bạn còn có thể thực hiện những việc để giữ mát cơ thể vào buổi trưa như uống nước ép trái cây, ăn dưa hấu,...

2 Mất nước

Mất nước khi phải tiếp xúc dưới ánh nắng hay vận động, rèn luyện thể thao ngoài trời Mất nước khi phải tiếp xúc dưới ánh nắng hay vận động, rèn luyện thể thao ngoài trời

Nước luôn thực sự cần thiết cho con người, nhất là khi phải tiếp xúc dưới ánh nắng hay vận động, rèn luyện thể thao ngoài trời. Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, nếu bạn không uống nước quá lâu thì rất dễ dẫn đến mất nước, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Cách khắc phục

Cần bổ sung nhiều nước trong ngàyCần bổ sung nhiều nước trong ngày

Bạn chỉ cần bổ sung nhiều nước trong ngày, nhất là khi ở ngoài trời nắng. Theo Nitin A. Kapur – bác sĩ chăm sóc chính của Mạng lưới Y tế Cedars-Sinai ở Santa Monica, người thường xuyên vận động ngoài trời nên uống tầm 0,5 lít nước/giờ cũng như tránh ở ngoài trời nắng quá lâu, nhất là lúc mặt trời mạnh nhất (tầm 10h00 – 14h00).

>> Xem thêm: Biểu hiện và cách xử lý khi bị mất nước vào mùa hè

3 Cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời

Cháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trờiCháy nắng và tổn thương do ánh nắng mặt trời

Các bạn biết không, kẻ thù nguy hiểm nhất cho làn da chính là nắng nóng đấy. Theo FDA (Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ), bên cạnh việc cháy nắng, làn da còn dễ có nguy cơ bị lão hóa, có nhiều nếp nhăn, đốm nắng, thậm chí là ung thư da.

Cách khắc phục

Thoa kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắngThoa kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh nắng

Tốt nhất là bạn nên tránh tiếp xúc với ánh nắng nếu không thực sự cần thiết phải ra ngoài. Còn nếu buộc phải ra đường, dù trời có nắng hay không thì bạn cũng cần thoa kem chống nắng phổ rộng tối thiểu là SPF 30 (thoa lại sau khoảng 2 – 3 tiếng). Điều này có thể ngăn chặn được cả tia UVA và UVB khá hiệu quả.

Theo Natasha Mesinkovska – Giám đốc nghiên cứu lâm sàng của khoa da liễu thuộc Trường Y, Đại học Y khoa (Hoa Kỳ), ngoài da mặt thì bạn cũng nên thoa kem ở cả da tay, cổ, ngực, đầu gối, tai và bàn chân. Đồng thời, hãy đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi tia UVA và UVB bạn nhé.

>> Xem thêm: Những mẹo chữa cháy nắng cho da hiệu quả trong mùa hè

4 Các tai nạn liên quan đến nước

Các tai nạn liên quan đến nướcCác tai nạn liên quan đến nước

Mùa hè được xem là thời điểm lý tưởng để bơi lội. Song, đây cũng là hoạt động khá nguy hiểm, nhất là đối với các bé tầm 1 – 4 tuổi, từ nhiễm trùng cho đến chấn thương khi lặn, thậm chí tử vong do đuối nước.

Theo CDC, smartphone ngày càng phổ biến thì tai nạn do nước lại càng tăng. Bởi đa phần người lớn chỉ “cắm mặt” vào điện thoại hơn là chú ý quan sát trẻ nhỏ ở dưới nước.

Cách khắc phục

Cần chú ý khi cho trẻ bơi dưới nướcCần chú ý khi cho trẻ bơi dưới nước

Theo Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ, bạn cần chú ý vài điều khi cho trẻ bơi:

- Cho bé bơi ở nơi có nhân viên cứu hộ giám sát chặt chẽ.

- Hãy để bé bơi cùng bạn bè, hạn chế bơi một mình.

- Tuyệt đối không cho bé bơi khi không có người lớn trông coi, giám sát. Đồng thời, không nên phân tâm, làm việc riêng khi giám sát bé bơi.

- Cho bé hay bất kỳ ai chưa biết bơi mặc áo phao, song cũng không nên chủ quan dù đã mặc rồi.

- Nếu bỗng không thấy bé đây thì phải lập tức kiểm tra xung quanh, đặc biệt kiểm tra dưới nước đầu tiên. Bé có thể tử vong hay tàn tật dù chỉ chậm 1 giây.

- Người bị viêm tai, nhiễm trùng ống tai ngoài thì nên đeo nút tai khi bơi nhé.

>> Xem thêm: Mùa hè nóng bức, đi bơi có làm tăng nguy cơ mắc Covid-19?

5 Côn trùng cắn và sự lây lan của bệnh tật

Côn trùng cắn và sự lây lan của bệnh tậtCôn trùng cắn và sự lây lan của bệnh tật

Mùa hè đến đầy cũng là thời điểm thuận lợi của nhiều loại côn trùng sinh sôi nảy nở và trẻ cũng dễ bị côn trùng cắn hoặc ong đốt.

Tiến sĩ Kim Knowlton khuyên rằng, đừng chủ quan khi bị côn trùng cắn bởi chúng vừa khó chịu, vừa truyền bệnh cho con người, nhất là loài bọ ve và muỗi. Theo CDC, muỗi có thể truyền bệnh như sốt xuất huyết, còn bọ ve có nguy cơ đem lại 16 bệnh truyền nhiễm khác nhau (như Lyme,...).

Cách khắc phục

Dùng thuốc chống côn trùng (loại cho da) mỗi khi đi đâuDùng thuốc chống côn trùng (loại cho da) mỗi khi đi đâu

Theo bác sĩ Nitin A. Kapur, bạn nên dùng thuốc chống côn trùng (loại cho da) mỗi khi đi đâu. Nếu cắm trại thì bạn có thể xịt thuốc diệt côn trùng lên cả lều hay võng. Hay thậm chí là mặc áo dài tay, quần dài và đi vớ (nếu có thể) nhé.

Ngoài ra, theo CDC, bạn cũng nên hạn chế đi lại nơi có cỏ cao và nên xử lý quần áo bằng chất có chứa 0,5% permethrin – thuốc chống ký sinh trùng/côn trùng. Còn nếu bạn sợ “dính” phải bọ ve thì trong vòng 2 tiếng sau khi đi chơi, hãy tắm ngay và dung nước nóng giặt quần áo cũng như sấy ở nhiệt độ cao.

6 Dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoaDị ứng phấn hoa

Theo Tiến sĩ Kim Knowlton, mùa hè – lúc mà nhiệt độ ấm lên và nắng nóng kéo dài cũng có thể khiến phấn hoa cũng như dị ứng phấn hoa tăng lên. Bác sĩ Nitin A. Kapur cho rằng, phấn hoa sẽ bám lên hầu hết mọi bề mặt mà bạn đụng vào, ví dụ như chăn màn, vật dụng ngoài sân,... đều có nguy cơ gây nên dị ứng da hay viêm da tiếp xúc.

Cách khắc phục

Dọn dẹp nhà cửa thường xuyênDọn dẹp nhà cửa thường xuyên

Tiến sĩ Kim Knowlton khuyên rằng, bạn hãy dùng khăn ẩm để loại bỏ phấn hoa ở tóc và da. Hay tắm rửa ngay sau khi trở về nhà, đồng thời giặt giũ áo quần, vệ sinh drap giường, nhà cửa thường xuyên nhằm loại bỏ phấn hoa.

>> Xem thêm: Những thực phẩm nên tránh vào mùa hè để bảo vệ sức khỏe

Nguồn: Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh của Hoa Kỳ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ

Hy vọng qua chia sẻ trên, bạn đã biết được 6 mối nguy dành cho sức khỏe vào mùa hè rồi nhé. Giờ thì bạn hãy cố gắng phòng tránh để bảo vệ bản thân cũng như gia đình được khỏe mạnh suốt mùa hè nha.

Có thể bạn quan tâm

>> Lưu ý khi tập thể dục vào mùa hè để tránh gây hại cho sức khỏe

>> 7 loại quả mùa hè phòng chống được bệnh ung thư

>> Mẹo mua kem chống nắng cần biết

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Từ khóa: 6 mối nguy dành cho sức khỏe vào mùa hè bạn nên biếtKinh nghiệm hay tại BachHoaXanh